03/11/2002 - Quan hệ Việt Mỹ
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phan Thuý Thanh trả lời phóng viên ngày 11 tháng 3 năm 2002:
1. Phóng viên Reuters hỏi: Đề nghị bình luận về Bản Ghi nhớ về nghiên cứu chất độc da cam đạt được vào cuối tuần qua. Đã có thỏa thuận nào với phía Hoa Kỳ về việc Hoa Kỳ cung cấp trợ giúp nhân đạo cho nạn nhân đồng thời với việc nghiên cứu khoa học chưa? Nếu chưa có, phải chăng là Việt Nam đã từ bỏ lời kêu gọi Hoa Kỳ cung cấp sự trợ giúp như vậy?
Tr lời:
Những đau khổ và mất mát do cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ gây ra mà nhân dân Việt Nam đã và đang phải chịu đựng là rất nặng nề và to lớn. Giải quyết những hậu quả do chiến tranh để lại, đặc biệt là hậu quả của chất độc da cam/ đi-ô-xin mà quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng trong chiến tranh, là vấn đề nhân đạo bức xúc. Hoa Kỳ cần thực hiện trách nhiệm tinh thần và đạo lý, góp phần thiết thực vào việc giải quyết các hậu quả chiến tranh, trong đó có hậu qủa của chất độc da cam/đi-ô-xin.
Ngày 10/3/2002, đại diện các nhà khoa học Việt Nam và Hoa Kỳ tham dự Hội nghị Khoa học Việt - Mỹ về ảnh hưởng của chất độc da cam/đi-ô-xin đối với sức khoẻ con người và môi
trường đã ký Bản Ghi nhớ (Memorandum of Understanding) khẳng định những kết qủa đạt được tại Hội nghị, đưa ra những lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu liên quan đến hậu qu của chất da cam/đi-ô-xin lên sức khoẻ con người và môi trường Việt Nam . Đây là một bước tiến rõ rệt trong quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong lĩnh vực này.
Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, Chính phủ Việt Nam đã và đang làm hết sức mình trong việc khắc phục hậu qu của chất độc da cam/đi-ô-xin như áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm giảm bớt đau khổ cho các nạn nhân, đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này.
Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác hỗ trợ của các nhà khoa học, trong đó có các nhà khoa học Hoa Kỳ, các tổ chức, các nước trên thế giới trong việc nghiên cứu và xử lý tác hại và nh hưởng của chất độc da cam và sẵn sàng trao đổi, tho thuận về kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực này.
Chúng tôi cho rằng bất cứ ai có lương tâm cũng đều tán thành quan điểm của chúng tôi là trong khi xúc tiến nghiên cứu khoa học, cần đồng thời tiến hành những hoạt động cứu trợ và khắc phục hậu quả cho các nạn nhân.
Thứ Hai, 17 tháng 11, 2008
Giới khoa học quốc tế quan tâm tới vấn đề đioxin tại Việt Nam
Tại hội nghị quốc tế về dioxin lần thứ 27 tổ chức ở Nhật Bản mới đây, các nhà khoa học Việt Nam, Nhật Bản, Mỹ và Đức đã có 14 báo cáo về sự tồn lưu của điôxin trong môi trường và con người ở Việt Nam, tình hình sức khoẻ, dị tật bẩm sinh và tai biến sinh sản của các nạn nhân chất độc hoá học/đioxin ở Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Lê Kế Sơn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng 33), những báo cáo này giúp các đại biểu tham dự hội nghị hiểu rõ hơn thực trạng hậu quả nặng nề của chất độc hoá học/điôxin ở Việt Nam và mở ra một số hướng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và khắc phục hậu quả chất độc hoá học/điôxin ở Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu mới nhất về điôxin được công bố tại hội nghị đã một lần nữa khẳng định tính phức tạp, độc hại của điôxin. Chính vì vậy, các nhà khoa học yêu cầu cần phải có sự đầu tư thích đáng, liên kết chặt chẽ và hợp tác quốc tế trong phòng và chống nhiễm độc điôxin.
Hội nghị quốc tế về điôxin lần thứ 27 này diễn ra từ ngày 2 đến 7/9, thu hút sự tham gia của trên 1.000 nhà khoa học từ nhiều nước trên thế giới.
Theo số liệu của Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, trong thời gian từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải xuống chiến trường miền Nam Việt Nam 80 triệu lít chất khai quang diệt cỏ, trong đó có gần 400kg điôxin. Bởi vậy, số người bị phơi nhiễm điôxin lên tới 4,8 triệu người, trong đó có khoảng 3 triệu người được công nhận là nạn nhân chất độc da cam.
Thời gian vừa qua, vấn đề chất độc da cam/điôxin và tác động của nó đối với con người và môi trường Việt Nam đã trở thành đề tài nghiên cứu thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học quốc tế, trong đó có nhiều nhà khoa học Mỹ.
Ngay từ năm 1969, Hội Vì sự phát triển khoa học của Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc da cam đối với kinh tế và sức khoẻ ở Việt Nam. Giáo sư J.D Constable, một trong số những nhà khoa học tham gia vào nhóm nghiên cứu này, khẳng định rằng tác hại của chất độc da cam đối với sức khoẻ con người là rất rõ ràng thông qua tỷ lệ dị tật bẩm sinh, tình trạng sảy thai, lưu thai ở phụ nữ bị nhiễm chất độc da cam/điôxin.
Nghiên cứu của giáo sư J.D Constable cũng cho thấy chất độc hoá học quân đội Mỹ sử dụng ở Việt Nam không chỉ đơn thuần làm rụng lá, mà còn phá huỷ cả những khu rừng có hệ sinh thái đa dạng phong phú của Việt Nam. Nhà khoa học này cho rằng trong khi tiếp tục nghiên cứu về chất da cam/điôxin thì việc cần làm là tăng cường chăm sóc sức khoẻ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Một nghiên cứu khác do Công ty tư vấn Hatfield (Canađa) phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam tiến hành cũng khẳng định chất độc da cam do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đã tàn phá sinh thái và có tác động đến sức khoẻ con người.
Công trình nghiên cứu đã được công bố trong các sách báo khoa học quốc tế này cũng kết luận chất độc da cam có liên quan đến nhiều loại bệnh ung thư, bệnh về miễn dịch và dị tật bẩm sinh./.(TTXVN)
Theo Tiến sĩ Lê Kế Sơn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng 33), những báo cáo này giúp các đại biểu tham dự hội nghị hiểu rõ hơn thực trạng hậu quả nặng nề của chất độc hoá học/điôxin ở Việt Nam và mở ra một số hướng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và khắc phục hậu quả chất độc hoá học/điôxin ở Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu mới nhất về điôxin được công bố tại hội nghị đã một lần nữa khẳng định tính phức tạp, độc hại của điôxin. Chính vì vậy, các nhà khoa học yêu cầu cần phải có sự đầu tư thích đáng, liên kết chặt chẽ và hợp tác quốc tế trong phòng và chống nhiễm độc điôxin.
Hội nghị quốc tế về điôxin lần thứ 27 này diễn ra từ ngày 2 đến 7/9, thu hút sự tham gia của trên 1.000 nhà khoa học từ nhiều nước trên thế giới.
Theo số liệu của Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, trong thời gian từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải xuống chiến trường miền Nam Việt Nam 80 triệu lít chất khai quang diệt cỏ, trong đó có gần 400kg điôxin. Bởi vậy, số người bị phơi nhiễm điôxin lên tới 4,8 triệu người, trong đó có khoảng 3 triệu người được công nhận là nạn nhân chất độc da cam.
Thời gian vừa qua, vấn đề chất độc da cam/điôxin và tác động của nó đối với con người và môi trường Việt Nam đã trở thành đề tài nghiên cứu thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học quốc tế, trong đó có nhiều nhà khoa học Mỹ.
Ngay từ năm 1969, Hội Vì sự phát triển khoa học của Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc da cam đối với kinh tế và sức khoẻ ở Việt Nam. Giáo sư J.D Constable, một trong số những nhà khoa học tham gia vào nhóm nghiên cứu này, khẳng định rằng tác hại của chất độc da cam đối với sức khoẻ con người là rất rõ ràng thông qua tỷ lệ dị tật bẩm sinh, tình trạng sảy thai, lưu thai ở phụ nữ bị nhiễm chất độc da cam/điôxin.
Nghiên cứu của giáo sư J.D Constable cũng cho thấy chất độc hoá học quân đội Mỹ sử dụng ở Việt Nam không chỉ đơn thuần làm rụng lá, mà còn phá huỷ cả những khu rừng có hệ sinh thái đa dạng phong phú của Việt Nam. Nhà khoa học này cho rằng trong khi tiếp tục nghiên cứu về chất da cam/điôxin thì việc cần làm là tăng cường chăm sóc sức khoẻ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Một nghiên cứu khác do Công ty tư vấn Hatfield (Canađa) phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam tiến hành cũng khẳng định chất độc da cam do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đã tàn phá sinh thái và có tác động đến sức khoẻ con người.
Công trình nghiên cứu đã được công bố trong các sách báo khoa học quốc tế này cũng kết luận chất độc da cam có liên quan đến nhiều loại bệnh ung thư, bệnh về miễn dịch và dị tật bẩm sinh./.(TTXVN)
Cựu binh Mỹ tham gia Hội nạn nhân chất độc da cam
Gần đây, nhiều người nước ngoài là giáo sư, bác sĩ, phóng viên... đã tự nguyện trở thành hội viên VAVA Đà Nẵng để giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam.
Ông Larry Vetter nhận giấy chứng nhận trở thành hội viên VAVA Đà Nẵng Ảnh: HC
Chiều 13/3, ông Larry Vetter (sinh năm 1942, quốc tịch Mỹ), nguyên là cựu binh Mỹ trong chiến tranh VN giai đoạn 1965-1969 với cấp hàm đại uý và hiện là phóng viên tự do, đã tình nguyện đăng ký tham gia Hội Nạn nhân chất độc da cam TP Đà Nẵng (VAVA Đà Nẵng).
Larry Vetter cho biết, bản thân ông cũng bị di chứng nhiễm chất độc da cam trong thời gian tham chiến tại VN. Vì vậy, ông tham gia VAVA Đà Nẵng nhằm đóng góp một phần công sức, trí tuệ vào hoạt động vận động, ủng hộ giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam do hậu quả chiến tranh để lại.
Trong dịp lưu lại VN lần này, Larry Vetter sẽ thăm lại chiến trường xưa và tìm gặp cô gái VN mà ông từng gặp ở phía Nam Hội An vào năm 1969, từ đó gợi cảm hứng cho ông viết cuốn sách “Máu trên hoa sen” sau khi về nước. Đồng thời, ông cũng tìm gặp em La Thanh Toàn (ở Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), bị nhiễm chất độc da cam để viết về cuộc đời em.
Theo VAVA Đà Nẵng, đây là người nước ngoài thứ tư tình nguyện đăng ký tham gia hội này. Trước đó, Giáo sư Kenneth J. Herrmann (nguyên cựu binh Mỹ trong chiến tranh VN) đã là người đầu tiên đăng ký tham gia và trở thành hội viên danh dự của VAVA Đà Nẵng, sau nhiều lần đưa sinh viên Đại học Sunny Brokport (Mỹ) đi thực tập, tìm hiểu văn hoá VN và tiếp xúc trực tiếp với các nạn nhân chất độc da cam ở Đà Nẵng kể từ năm 1999 đến nay.
Ông Larry Vetter nhận giấy chứng nhận trở thành hội viên VAVA Đà Nẵng Ảnh: HC
Chiều 13/3, ông Larry Vetter (sinh năm 1942, quốc tịch Mỹ), nguyên là cựu binh Mỹ trong chiến tranh VN giai đoạn 1965-1969 với cấp hàm đại uý và hiện là phóng viên tự do, đã tình nguyện đăng ký tham gia Hội Nạn nhân chất độc da cam TP Đà Nẵng (VAVA Đà Nẵng).
Larry Vetter cho biết, bản thân ông cũng bị di chứng nhiễm chất độc da cam trong thời gian tham chiến tại VN. Vì vậy, ông tham gia VAVA Đà Nẵng nhằm đóng góp một phần công sức, trí tuệ vào hoạt động vận động, ủng hộ giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam do hậu quả chiến tranh để lại.
Trong dịp lưu lại VN lần này, Larry Vetter sẽ thăm lại chiến trường xưa và tìm gặp cô gái VN mà ông từng gặp ở phía Nam Hội An vào năm 1969, từ đó gợi cảm hứng cho ông viết cuốn sách “Máu trên hoa sen” sau khi về nước. Đồng thời, ông cũng tìm gặp em La Thanh Toàn (ở Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), bị nhiễm chất độc da cam để viết về cuộc đời em.
Theo VAVA Đà Nẵng, đây là người nước ngoài thứ tư tình nguyện đăng ký tham gia hội này. Trước đó, Giáo sư Kenneth J. Herrmann (nguyên cựu binh Mỹ trong chiến tranh VN) đã là người đầu tiên đăng ký tham gia và trở thành hội viên danh dự của VAVA Đà Nẵng, sau nhiều lần đưa sinh viên Đại học Sunny Brokport (Mỹ) đi thực tập, tìm hiểu văn hoá VN và tiếp xúc trực tiếp với các nạn nhân chất độc da cam ở Đà Nẵng kể từ năm 1999 đến nay.
Hội luật gia ủng hộ vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam
Hội tin tưởng vì công lý và lương tri, các nạn nhân chất độc da cam/dioxin sẽ có được một phán quyết công bằng, để thảm kịch đã xảy ra ở VN không xảy ra ở bất kỳ nước nào trên thế giới.
>Toàn cảnh vụ kiện dioxin
2 trong 4 nạn nhân chất độc da cam đã lên đường sang Mỹ tham gia vụ kiện. Ảnh: H.K.
Đây là lời tuyên bố của Hội luật gia VN được đưa ra hôm nay, tại Hà Nội, trong lễ mít tinh ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN kiện các công ty hoá chất Mỹ.
Ông Trần Đại Hưng, Phó chủ tịch Hội Luật gia VN, đã phản đối phán quyết của thẩm phán Weinstein tại phiên tòa sơ thẩm, đồng thời yêu cầu Toà án phúc thẩm Mỹ vì công lý và lẽ phải, buộc các công ty đã cung cấp chất da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh VN phải bồi thường thoả đáng cho các nạn nhân.
Ngày 31/1/2004, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (Vava) và 5 nạn nhân chất độc da cam với danh nghĩa cá nhân đã khởi kiện đòi các công ty hoá chất Mỹ sản xuất chất da cam để cung cấp cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam phải bồi thường hậu quả. Tuy nhiên, thẩm phán Weinstein ở Toà sơ thẩm Mỹ đã bác đơn kiện của các nguyên đơn VN.
Ngày 18/6 tới, phiên tranh tụng sẽ diễn ra tại Toà án phúc thẩm lưu động số 2 của Mỹ. Đoàn nạn nhân chất độc da cam VN gồm 4 nạn nhân đang có mặt tại Mỹ để vận động cho vụ kiện.
>Toàn cảnh vụ kiện dioxin
2 trong 4 nạn nhân chất độc da cam đã lên đường sang Mỹ tham gia vụ kiện. Ảnh: H.K.
Đây là lời tuyên bố của Hội luật gia VN được đưa ra hôm nay, tại Hà Nội, trong lễ mít tinh ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN kiện các công ty hoá chất Mỹ.
Ông Trần Đại Hưng, Phó chủ tịch Hội Luật gia VN, đã phản đối phán quyết của thẩm phán Weinstein tại phiên tòa sơ thẩm, đồng thời yêu cầu Toà án phúc thẩm Mỹ vì công lý và lẽ phải, buộc các công ty đã cung cấp chất da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh VN phải bồi thường thoả đáng cho các nạn nhân.
Ngày 31/1/2004, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (Vava) và 5 nạn nhân chất độc da cam với danh nghĩa cá nhân đã khởi kiện đòi các công ty hoá chất Mỹ sản xuất chất da cam để cung cấp cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam phải bồi thường hậu quả. Tuy nhiên, thẩm phán Weinstein ở Toà sơ thẩm Mỹ đã bác đơn kiện của các nguyên đơn VN.
Ngày 18/6 tới, phiên tranh tụng sẽ diễn ra tại Toà án phúc thẩm lưu động số 2 của Mỹ. Đoàn nạn nhân chất độc da cam VN gồm 4 nạn nhân đang có mặt tại Mỹ để vận động cho vụ kiện.
MTTQ kêu gọi ủng hộ nạn nhân chất độc da cam
(VietNamNet) - "Chúng tôi hy vọng và đòi hỏi Tòa phúc thẩm lưu động số 2 Hoa Kỳ hãy buộc các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam phải nhận trách nhiệm và bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam". Chủ tich Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phạm Thế Duyệt, kêu gọi hôm nay, 16/6.
Tiếng nói lương tri của quyền con người
Hai ngày trước khi diễn ra phiên tranh tụng miệng của Tòa án phúc thẩm lưu động số 2 New York giữa nguyên đơn là các nạn nhân chất độc da cam VN và bị đơn là 37 công ty hóa chất của Mỹ, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam đã ra lời kêu gọi: Hãy ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban, ông Phạm Thế Duyệt nhấn mạnh: "Sự thực, từ những năm 1961-1971, quân đội Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam khoảng 80 triệu lít hóa chất độc, trong đó phần lớn là chất độc da cam chứa gần 400 kg dioxin - một chất cực kỳ nguy hiểm đối với con người và môi trường - mà nhân chứng sống là nhiều thế hệ của hàng triệu nạn nhân đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề".
"Chúng tôi cho rằng: Vụ kiện này không nhằm khơi lại sự hận thù mà là tiếng nói lương tri của quyền con người đòi đạo lý và công lý; vụ kiện này không chỉ vì cuộc sống của các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam mà còn vì quyền lợi chính đáng của mọi nạn nhân chất độc da cam, trong đó có cựu chiến binh Mỹ đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam".
"Không thể coi thường công lý và vô cảm, chúng tôi hy vọng và đòi hỏi Tòa phúc thẩm lưu động số 2 Hoa Kỳ hãy buộc các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam phải nhận trách nhiệm và bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam".
(VietNamNet) - "Chúng tôi hy vọng và đòi hỏi Tòa phúc thẩm lưu động số 2 Hoa Kỳ hãy buộc các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam phải nhận trách nhiệm và bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam". Chủ tich Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phạm Thế Duyệt, kêu gọi hôm nay, 16/6.
"Đoàn chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam và nhân dân Việt Nam một lần nữa kêu gọi các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các nhà luật học, các nhà hoạt động xã hội, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới tiếp tục nói lên sự thật và có những hành động thiết thực ủng hộ vụ kiện và giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam".
Trẻ em bị nhiễm dioxin tại Trung tâm bảo trợ trẻ em Hải Dương. (Ảnh: TTXVN)
Tại phiên tranh tụng miệng bắt đầu vào lúc 10h sáng 18/6, bị đơn - các công ty sản xuất chất độc da cam của Mỹ và nguyên đơn - các nạn nhân da cam VN sẽ tóm tắt những nội dung đã tranh tụng bằng văn bản thời gian qua. Mỗi bên có 40 phút trình bày trước tòa. Tòa án sẽ xem xét lại những điều mà tòa sơ thẩm Mỹ đã phán quyết có lợi cho nguyên đơn và bị đơn.
Nếu phán quyết đánh giá những vấn đề nguyên đơn đưa ra là có cơ sở pháp lý, vụ án sẽ chuyển sang giai đoạn xét xử về mặt thực chất. Phía đại diện các nạn nhân chất độc da cam VN sẽ đưa ra những con số cụ thể về số nạn nhân, về mức thiệt hại và số tiền đòi bồi thường.
Nếu tòa phủ quyết, vụ án sẽ chuyển sang giai đoạn 3, đưa lên tòa án tối cao Mỹ. Thời gian đưa ra phán quyết có thể kéo dài từ 1 đến 2 năm.
Tiếng nói lương tri của quyền con người
Hai ngày trước khi diễn ra phiên tranh tụng miệng của Tòa án phúc thẩm lưu động số 2 New York giữa nguyên đơn là các nạn nhân chất độc da cam VN và bị đơn là 37 công ty hóa chất của Mỹ, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam đã ra lời kêu gọi: Hãy ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban, ông Phạm Thế Duyệt nhấn mạnh: "Sự thực, từ những năm 1961-1971, quân đội Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam khoảng 80 triệu lít hóa chất độc, trong đó phần lớn là chất độc da cam chứa gần 400 kg dioxin - một chất cực kỳ nguy hiểm đối với con người và môi trường - mà nhân chứng sống là nhiều thế hệ của hàng triệu nạn nhân đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề".
"Chúng tôi cho rằng: Vụ kiện này không nhằm khơi lại sự hận thù mà là tiếng nói lương tri của quyền con người đòi đạo lý và công lý; vụ kiện này không chỉ vì cuộc sống của các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam mà còn vì quyền lợi chính đáng của mọi nạn nhân chất độc da cam, trong đó có cựu chiến binh Mỹ đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam".
"Không thể coi thường công lý và vô cảm, chúng tôi hy vọng và đòi hỏi Tòa phúc thẩm lưu động số 2 Hoa Kỳ hãy buộc các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam phải nhận trách nhiệm và bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam".
(VietNamNet) - "Chúng tôi hy vọng và đòi hỏi Tòa phúc thẩm lưu động số 2 Hoa Kỳ hãy buộc các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam phải nhận trách nhiệm và bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam". Chủ tich Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phạm Thế Duyệt, kêu gọi hôm nay, 16/6.
"Đoàn chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam và nhân dân Việt Nam một lần nữa kêu gọi các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các nhà luật học, các nhà hoạt động xã hội, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới tiếp tục nói lên sự thật và có những hành động thiết thực ủng hộ vụ kiện và giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam".
Trẻ em bị nhiễm dioxin tại Trung tâm bảo trợ trẻ em Hải Dương. (Ảnh: TTXVN)
Tại phiên tranh tụng miệng bắt đầu vào lúc 10h sáng 18/6, bị đơn - các công ty sản xuất chất độc da cam của Mỹ và nguyên đơn - các nạn nhân da cam VN sẽ tóm tắt những nội dung đã tranh tụng bằng văn bản thời gian qua. Mỗi bên có 40 phút trình bày trước tòa. Tòa án sẽ xem xét lại những điều mà tòa sơ thẩm Mỹ đã phán quyết có lợi cho nguyên đơn và bị đơn.
Nếu phán quyết đánh giá những vấn đề nguyên đơn đưa ra là có cơ sở pháp lý, vụ án sẽ chuyển sang giai đoạn xét xử về mặt thực chất. Phía đại diện các nạn nhân chất độc da cam VN sẽ đưa ra những con số cụ thể về số nạn nhân, về mức thiệt hại và số tiền đòi bồi thường.
Nếu tòa phủ quyết, vụ án sẽ chuyển sang giai đoạn 3, đưa lên tòa án tối cao Mỹ. Thời gian đưa ra phán quyết có thể kéo dài từ 1 đến 2 năm.
Quỹ Ford lập nhóm đối thoại Mỹ-Việt về chất độc da cam
Quĩ Ford (trụ sở tại New York, Mỹ) vừa tuyên bố thành lập và tài trợ Nhóm đối thoại Mỹ - Việt Nam về chất độc da cam/dioxin với mục tiêu tìm kiếm các biện pháp giải quyết những hậu quả về con người và môi trường do chất độc da cam gây ra tại Việt Nam.
T
heo Quĩ Ford, Nhóm đối thoại là “sáng kiến nhằm phát triển những giải pháp tập thể của cả hai nước đối với vấn đề mà chỉ có đàm phán ngoại giao thôi thì còn gặp nhiều khó khăn”.
Theo bà Christine Todd Whitman, cựu lãnh đạo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, “đã đến lúc hai nước cần hợp tác để giải quyết hậu quả của chất độc da cam và việc thảo luận về vấn đề này thành hoạt động chính thức”.
Nhóm đối thoại đưa ra năm sáng kiến ưu tiên hàng đầu, sẽ được giải quyết trong vòng hai năm tới. Thứ nhất, hỗ trợ hoạt động tẩy độc tại các căn cứ quân sự cũ của Mỹ ở VN và các chương trình y tế ở các khu vực lân cận. Thứ hai, hỗ trợ xây dựng các trung tâm điều trị và giáo dục cho nạn nhân chất độc da cam. Thứ ba, phát triển một phòng thí nghiệm về chất dioxin tại Việt Nam. Thứ tư, thực hiện các khóa đào tạo cho những cộng đồng địa phương, tập trung vào phổ biến kiến thức phục hồi đất đai bị nhiễm chất diệt cỏ. Thứ năm, kêu gọi sự ủng hộ quốc tế nhằm hỗ trợ các nỗ lực đang được thực hiện.
Hiện Quĩ Ford đang lên kế hoạch tài trợ 7,5 triệu USD cho các hoạt động giải quyết hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam trong hai năm tới. Trong vòng bảy năm qua, Quĩ Ford đã tài trợ 4,5 triệu USD cho các dự án về chất độc da cam tại Việt Nam.
T
heo Quĩ Ford, Nhóm đối thoại là “sáng kiến nhằm phát triển những giải pháp tập thể của cả hai nước đối với vấn đề mà chỉ có đàm phán ngoại giao thôi thì còn gặp nhiều khó khăn”.
Theo bà Christine Todd Whitman, cựu lãnh đạo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, “đã đến lúc hai nước cần hợp tác để giải quyết hậu quả của chất độc da cam và việc thảo luận về vấn đề này thành hoạt động chính thức”.
Nhóm đối thoại đưa ra năm sáng kiến ưu tiên hàng đầu, sẽ được giải quyết trong vòng hai năm tới. Thứ nhất, hỗ trợ hoạt động tẩy độc tại các căn cứ quân sự cũ của Mỹ ở VN và các chương trình y tế ở các khu vực lân cận. Thứ hai, hỗ trợ xây dựng các trung tâm điều trị và giáo dục cho nạn nhân chất độc da cam. Thứ ba, phát triển một phòng thí nghiệm về chất dioxin tại Việt Nam. Thứ tư, thực hiện các khóa đào tạo cho những cộng đồng địa phương, tập trung vào phổ biến kiến thức phục hồi đất đai bị nhiễm chất diệt cỏ. Thứ năm, kêu gọi sự ủng hộ quốc tế nhằm hỗ trợ các nỗ lực đang được thực hiện.
Hiện Quĩ Ford đang lên kế hoạch tài trợ 7,5 triệu USD cho các hoạt động giải quyết hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam trong hai năm tới. Trong vòng bảy năm qua, Quĩ Ford đã tài trợ 4,5 triệu USD cho các dự án về chất độc da cam tại Việt Nam.
Đoàn nạn nhân chất độc dioxin về đến Việt Nam
Sáng 30/6, đoàn nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) sang Mỹ dự phiên tranh tụng tại New York và vận động dư luận ủng hộ vụ kiện tại các thành phố San Francisco, New York, Washington, Chicago, Los Angeles đã về Hà Nội.
>Thượng nghị sĩ Hagel kêu gọi đền bù nạn nhân dioxin / Nạn nhân dioxin Việt Nam sẽ kháng cáo nếu tòa phán thua.
Đoàn nạn nhân đi vận động dư luận tại Mỹ. Ảnh: QĐND.
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VAVA Trần Xuân Thu (trưởng đoàn) cho biết, công luận trong nước, quốc tế và cả công luận Mỹ đều dành cho đoàn sự quan tâm đặc biệt. Điều này đã khích lệ tinh thần của các nạn nhân rất nhiều.
Tại Mỹ, đoàn đã có những cuộc tiếp xúc với các luật sư, nhà khoa học, công chúng, lãnh đạo các đình, đền, chùa. Tất cả đều bày tỏ tấm lòng ủng hộ các nạn nhân, ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam.
Các cựu chiến binh Mỹ đã tham gia trong chiến tranh ở Việt Nam đều bày tỏ sự ân hận đã gây ra hậu quả này. Họ mong muốn Chính phủ, đặc biệt là các công ty hóa chất sản xuất chất khai quang chứa dioxin cần có những biện pháp và hành động cụ thể đền bù sức khỏe cho các nạn nhân Việt Nam...
Theo ông Thu, 4 nạn nhân chất độc da cam trong đoàn đã vượt lên tình trạng sức khỏe rất yếu trong suốt chuyến đi dài ngày để chứng minh cho công luận về nỗi đau không thể phủ nhận của 3 triệu nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Hồng đang mang trong mình bệnh ung thư gan, ung thư vú di căn xương, rối loạn đông máu, giãn tĩnh mạch chi, chân tay lở loét nên đi lại rất khó khăn do nhiễm chất độc da cam. Khi sang Mỹ, bà Hồng đã được 3 bác sĩ cùng nhiều y tá chăm sóc, theo dõi sức khỏe.
Về phiên tranh tụng trước Tòa phúc thẩm diễn ra ngày 18/6 tại New York, ông Thu khẳng định: luật sư đại diện cho các nạn nhân Việt Nam đã làm rất tốt công việc của mình. Công chúng có mặt trong khán phòng của phiên tòa hầu hết là những người ủng hộ vụ kiện tìm công lý của các nạn nhân Việt Nam.
>Thượng nghị sĩ Hagel kêu gọi đền bù nạn nhân dioxin / Nạn nhân dioxin Việt Nam sẽ kháng cáo nếu tòa phán thua.
Đoàn nạn nhân đi vận động dư luận tại Mỹ. Ảnh: QĐND.
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VAVA Trần Xuân Thu (trưởng đoàn) cho biết, công luận trong nước, quốc tế và cả công luận Mỹ đều dành cho đoàn sự quan tâm đặc biệt. Điều này đã khích lệ tinh thần của các nạn nhân rất nhiều.
Tại Mỹ, đoàn đã có những cuộc tiếp xúc với các luật sư, nhà khoa học, công chúng, lãnh đạo các đình, đền, chùa. Tất cả đều bày tỏ tấm lòng ủng hộ các nạn nhân, ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam.
Các cựu chiến binh Mỹ đã tham gia trong chiến tranh ở Việt Nam đều bày tỏ sự ân hận đã gây ra hậu quả này. Họ mong muốn Chính phủ, đặc biệt là các công ty hóa chất sản xuất chất khai quang chứa dioxin cần có những biện pháp và hành động cụ thể đền bù sức khỏe cho các nạn nhân Việt Nam...
Theo ông Thu, 4 nạn nhân chất độc da cam trong đoàn đã vượt lên tình trạng sức khỏe rất yếu trong suốt chuyến đi dài ngày để chứng minh cho công luận về nỗi đau không thể phủ nhận của 3 triệu nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Hồng đang mang trong mình bệnh ung thư gan, ung thư vú di căn xương, rối loạn đông máu, giãn tĩnh mạch chi, chân tay lở loét nên đi lại rất khó khăn do nhiễm chất độc da cam. Khi sang Mỹ, bà Hồng đã được 3 bác sĩ cùng nhiều y tá chăm sóc, theo dõi sức khỏe.
Về phiên tranh tụng trước Tòa phúc thẩm diễn ra ngày 18/6 tại New York, ông Thu khẳng định: luật sư đại diện cho các nạn nhân Việt Nam đã làm rất tốt công việc của mình. Công chúng có mặt trong khán phòng của phiên tòa hầu hết là những người ủng hộ vụ kiện tìm công lý của các nạn nhân Việt Nam.
Làm giả hồ sơ để được nhận trợ cấp nạn nhân chất độc da cam
Ông Chát (phải) và đứa con bị bệnh
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, con trai lại bị bệnh Down bẩm sinh, ông Chát đã giả mạo hồ sơ xin chứng nhận mình bị nhiễm chất độc da cam tại chiến trường miền Nam để nhận trợ cấp. Đến khi sự việc được phát hiện, hai cha con ông Chát đã nhận hơn 14 triệu đồng tiền trợ cấp.
Sự việc bắt đầu khi Công an huyện Ea Kar, Đắk Lắk nhận được nhiều đơn thư tố giác của nhân dân về hành vi giả mạo hồ sơ giấy tờ để được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng trái với quy định của ông Nguyễn Bá Chát, trú ở thôn 4, xã Cư Ni, huyện Ea Kar.
Qua xác minh, Công an huyện Ea Kar đã làm rõ, ông Nguyễn Bá Chát, quê ở xã Sa Giang, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Từ năm 1962 đến tháng 10/1963, ông Chát nhập ngũ và đóng quân tại Hải Phòng. Tháng 12/1963, ông Chát chuyển về đoàn 52, Võng Bì, Quảng Ninh. Đến tháng 3/1965 ông được điều về Trung đoàn 64 bảo vệ Thủ đô, sau đó ra quân và chuyển về Ty Giao thông tỉnh Hải Dương. Tháng 11/1980, do sức khỏe yếu, ông Chát xin nghỉ mất sức về quê và đến năm 1985 ông Chát đưa cả gia đình vào sinh sống tại thôn 4, xã Cư Ni, huyện Ea Kar, Đắk Lắk.
Ông Chát có một người con trai tên là Nguyễn Văn Hưng, 33 tuổi, bị hội chứng Down bẩm sinh. Mặc dù không tham gia ở chiến trường miền Nam một ngày nào nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nghe được thông tin trên đài, báo chí về việc xét hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp cho đối tượng tham gia trong chiến trường miền Nam, ông Chát đã làm giả một bộ hồ sơ.
Trong bộ hồ sơ này, ông Chát khai man từ tháng 5/1972 đến tháng 9/1975 ông có tham gia công tác chiến đấu tại địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, do đó ông bị nhiễm chất độc hoá học, nên vợ chồng ông Chát đã sinh con bị bệnh Down bẩm sinh.
Tính đến ngày vụ việc được Công an huyện Ea Kar phát hiện, thì ông Chát và con trai đã nhận một khoản tiền trợ cấp trái với quy định hơn 14 triệu đồng.
Được biết, sau khi có kết quả điều tra, Công an huyện Ea Kar đã có văn bản gửi Sở LĐTB&XH tỉnh Đắk Lắk đề nghị làm rõ sai phạm và có hình thức xử lý đối với những người có liên quan trong việc xét duyệt hồ sơ cho ông Chát.
Hiện Công an huyện Ea Kar đang tiếp tục làm rõ hành vi của ông Chát để xử lý theo quy định.
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, con trai lại bị bệnh Down bẩm sinh, ông Chát đã giả mạo hồ sơ xin chứng nhận mình bị nhiễm chất độc da cam tại chiến trường miền Nam để nhận trợ cấp. Đến khi sự việc được phát hiện, hai cha con ông Chát đã nhận hơn 14 triệu đồng tiền trợ cấp.
Sự việc bắt đầu khi Công an huyện Ea Kar, Đắk Lắk nhận được nhiều đơn thư tố giác của nhân dân về hành vi giả mạo hồ sơ giấy tờ để được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng trái với quy định của ông Nguyễn Bá Chát, trú ở thôn 4, xã Cư Ni, huyện Ea Kar.
Qua xác minh, Công an huyện Ea Kar đã làm rõ, ông Nguyễn Bá Chát, quê ở xã Sa Giang, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Từ năm 1962 đến tháng 10/1963, ông Chát nhập ngũ và đóng quân tại Hải Phòng. Tháng 12/1963, ông Chát chuyển về đoàn 52, Võng Bì, Quảng Ninh. Đến tháng 3/1965 ông được điều về Trung đoàn 64 bảo vệ Thủ đô, sau đó ra quân và chuyển về Ty Giao thông tỉnh Hải Dương. Tháng 11/1980, do sức khỏe yếu, ông Chát xin nghỉ mất sức về quê và đến năm 1985 ông Chát đưa cả gia đình vào sinh sống tại thôn 4, xã Cư Ni, huyện Ea Kar, Đắk Lắk.
Ông Chát có một người con trai tên là Nguyễn Văn Hưng, 33 tuổi, bị hội chứng Down bẩm sinh. Mặc dù không tham gia ở chiến trường miền Nam một ngày nào nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nghe được thông tin trên đài, báo chí về việc xét hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp cho đối tượng tham gia trong chiến trường miền Nam, ông Chát đã làm giả một bộ hồ sơ.
Trong bộ hồ sơ này, ông Chát khai man từ tháng 5/1972 đến tháng 9/1975 ông có tham gia công tác chiến đấu tại địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, do đó ông bị nhiễm chất độc hoá học, nên vợ chồng ông Chát đã sinh con bị bệnh Down bẩm sinh.
Tính đến ngày vụ việc được Công an huyện Ea Kar phát hiện, thì ông Chát và con trai đã nhận một khoản tiền trợ cấp trái với quy định hơn 14 triệu đồng.
Được biết, sau khi có kết quả điều tra, Công an huyện Ea Kar đã có văn bản gửi Sở LĐTB&XH tỉnh Đắk Lắk đề nghị làm rõ sai phạm và có hình thức xử lý đối với những người có liên quan trong việc xét duyệt hồ sơ cho ông Chát.
Hiện Công an huyện Ea Kar đang tiếp tục làm rõ hành vi của ông Chát để xử lý theo quy định.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)