I>Năm 2003, giáo sư Arnold Schecter và đồng nghiệp Việt-Mỹ công bố kết quả công trình nghiên cứu nồng độ dioxins trong một số mẩu thực phẩm thu thập ở Biên Hòa. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đo hàm lượng Dioxins trong 5 con cá, 2 mẫu thịt vịt, 1 ếch, 2 mẩu thịt lợn, 2 mẫu thịt bò và 4 mẫu thịt gà. Tất cả các mẩu này được mau từ chợ Biển Hùng và chợ Biên Hòa, là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất của Dioxins. Các mẫu này được chuyển sang Đức để phân tích. Kết quả phân tích, thịt vịt có hàm lượng Dioxins cao nhất. Tính theo hệ số độc hại tương (TEQ), nồng độ Dioxins trong hai mẫu thịt là 276 ppt và 331 ppt.
Nồng độ Dioxins (TCDD) và hệ số độc hại tương đương trong các mẫu thực phẩm động vật ở tại Biên Hòa:
1.Cá lóc: nồng độ TCDD= 65 và hệ số độc hại TEQ=66
2.Vịt: nồng độ TCDD=276 và hệ số độc hại=286
3.Cóc: nồng độ TCDD=56 và hệ số độc hại=80
4.Thịt lợn: nồng độ TCDD=0.86 và hệ số độc hại=1.1
5.Thịt bò: nồng độ TCDD=0.082 và hệ số độc hại=0.11
6.Thịt gà: nồng độ TCDD=0.031 và hệ số độc hại=0.83
II>Nồng độ Dioxins trong sửa mẹ:
Phân tích nồng độ Dioxins trong sửa mẹ được thu thập từ 1970 đến 1988 cho thấy nồng độ Dioxins giảm dần thoe thời gian. Nồng độ Dioxins cao nhất được ghi vào năm 1970 có trung bình lên đến 1832 ppt ( Chú ý: ppt=part per trillion, độ Dioxins trên mỗi nghìn tỉ particles)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét