Theo bà Merle E.Ratner, thành viên sáng lập Chiến dịch cứu trợ và trách nhiệm với nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN (VAORRC), cho biết, Việt kiều tại Mỹ đã có những quan tâm tích cực tới vụ kiện đòi công lý cho các nạn nhân da cam.
Bà Merle E.Ratner
Tiền phong phỏng vấn bà Merle nhân buổi làm việc mới đây của bà với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) ngày 2/1/2008.
Trong quá trình vận động dư luận, vấn đề hiện nay được bà lưu tâm nhất là gì?
Theo tôi, có một lĩnh vực chưa ai đề cập đến. Đó là việc tiếp xúc với giới Việt kiều, trong số họ cũng có các nạn nhân da cam. VAORRC đã có các cuộc tiếp xúc với giới Việt kiều và nhận thấy họ bắt đầu quan tâm đến hoạt động này, một số người đã nói đến tình trạng bệnh tật.
Thời gian tới chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc khảo sát đối với Việt kiều xem tình hình cụ thể như thế nào. Trong ban vận động của chúng tôi cũng có những người là Việt kiều tham gia.
Trong nhóm Việt kiều, đối tượng hiện nay được quan tâm nhiều là Việt kiều trẻ. Mối quan tâm của họ đối với vấn đề chất độc da cam ngày càng tăng. Nhiều người đã thông qua VAORRC bày tỏ nguyện vọng muốn tìm hiểu về Việt Nam và muốn làm việc cho VAVA…
VAORRC cũng nhận được nhiều thư của Việt kiều, trong đó có những ông bố bà mẹ có con sứt môi và cho rằng bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Họ tranh thủ hỏi về việc có thể giúp đỡ họ như thế nào. Tôi cho rằng Việt Nam có thể có dự án mời số Việt kiều bị tổn thương bởi chất độc da cam về Việt Nam chữa trị, chẳng hạn như tại BV Từ Dũ.
Về phía Mỹ, ai sẽ chịu trách nhiệm trong việc thành lập các khuôn khổ pháp lý về vấn đề bồi thường cho nạn nhân da cam Việt Nam?
Hai đoàn nạn nhân da cam Việt Nam vừa rồi sang Mỹ đều đã gặp các nghị sỹ quốc hội. Kết quả rất tốt. Các nghị sỹ đã có cam kết sẽ đưa ra khuôn khổ pháp lý về vấn đề này, họ sẽ viết các dự luật đưa ra quốc hội trình rồi thông qua. Muốn vậy, phải có các vận động hành lang (lobby).
Ở Mỹ có hai hình thức: Dùng tiền (như đóng góp tiền trong các kỳ bầu cử); gây áp lực bằng dư luận (các cử tri sẽ tiếp xúc với các nghị sỹ, qua các nghị sỹ sẽ đến được quốc hội). Ba tiểu bang đầu tiên chúng tôi phải tranh thủ sự ủng hộ để gây sức ép là Tiểu ban thư pháp, Tiểu bang Cựu chiến binh, Tiểu ban Châu Á Thái Bình Dương.
Khi đề cập đến các nạn nhân da cam, đại diện Chính phủ Mỹ tại Việt Nam phủ nhận định nghĩa nạn nhân da cam và nói sẽ trợ cấp cho những người này như những người khuyết tật vì cho rằng không có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ đó là nạn nhân da cam.
Năm ngoái Quốc hội Mỹ đã thông qua 3 triệu USD để tẩy độc môi trường và trợ giúp người khuyết tật tại Việt Nam. Bà đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Chính phủ Mỹ không bao giờ thừa nhận trách nhiệm, tất nhiên chúng tôi không bao giờ đồng tình với quan điểm đó. Thật là vô lý, vì hằng ngày họ vẫn cung cấp tiền bồi thường cho các cựu chiến binh Mỹ. Và khi làm như vậy họ cũng chẳng cần phải chứng minh gì về khoa học.
Một trong những tiêu chuẩn để được lĩnh số tiền đó là những người được hưởng phải có mặt ở nơi rải hóa chất và họ phải mắc 1 trong 15 bệnh do Viện Y học Mỹ quy định.
Chính phủ Mỹ có thể viện trợ người tàn tật, nhưng họ nhất thiết phài bồi thường cho những người tàn tật vì chất độc da cam vì họ đã đến Việt Nam để rải những chất đó. Hiện giờ họ cũng làm điều đó tại Iraq và nhiều nơi khác.
Đối với vấn đề 3 triệu USD, tôi nghĩ ở một góc độ nào đó nó cũng có ý nghĩa tích cực. Ít nhất Chính phủ Mỹ cũng thừa nhận có điểm nóng tại Việt Nam, và điểm nóng này có tác động đến các nạn nhân da cam.
Xin cảm ơn bà!
Thứ Hai, 17 tháng 11, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét