03/11/2002 - Quan hệ Việt Mỹ
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phan Thuý Thanh trả lời phóng viên ngày 11 tháng 3 năm 2002:
1. Phóng viên Reuters hỏi: Đề nghị bình luận về Bản Ghi nhớ về nghiên cứu chất độc da cam đạt được vào cuối tuần qua. Đã có thỏa thuận nào với phía Hoa Kỳ về việc Hoa Kỳ cung cấp trợ giúp nhân đạo cho nạn nhân đồng thời với việc nghiên cứu khoa học chưa? Nếu chưa có, phải chăng là Việt Nam đã từ bỏ lời kêu gọi Hoa Kỳ cung cấp sự trợ giúp như vậy?
Tr lời:
Những đau khổ và mất mát do cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ gây ra mà nhân dân Việt Nam đã và đang phải chịu đựng là rất nặng nề và to lớn. Giải quyết những hậu quả do chiến tranh để lại, đặc biệt là hậu quả của chất độc da cam/ đi-ô-xin mà quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng trong chiến tranh, là vấn đề nhân đạo bức xúc. Hoa Kỳ cần thực hiện trách nhiệm tinh thần và đạo lý, góp phần thiết thực vào việc giải quyết các hậu quả chiến tranh, trong đó có hậu qủa của chất độc da cam/đi-ô-xin.
Ngày 10/3/2002, đại diện các nhà khoa học Việt Nam và Hoa Kỳ tham dự Hội nghị Khoa học Việt - Mỹ về ảnh hưởng của chất độc da cam/đi-ô-xin đối với sức khoẻ con người và môi
trường đã ký Bản Ghi nhớ (Memorandum of Understanding) khẳng định những kết qủa đạt được tại Hội nghị, đưa ra những lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu liên quan đến hậu qu của chất da cam/đi-ô-xin lên sức khoẻ con người và môi trường Việt Nam . Đây là một bước tiến rõ rệt trong quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong lĩnh vực này.
Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, Chính phủ Việt Nam đã và đang làm hết sức mình trong việc khắc phục hậu qu của chất độc da cam/đi-ô-xin như áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm giảm bớt đau khổ cho các nạn nhân, đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này.
Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác hỗ trợ của các nhà khoa học, trong đó có các nhà khoa học Hoa Kỳ, các tổ chức, các nước trên thế giới trong việc nghiên cứu và xử lý tác hại và nh hưởng của chất độc da cam và sẵn sàng trao đổi, tho thuận về kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực này.
Chúng tôi cho rằng bất cứ ai có lương tâm cũng đều tán thành quan điểm của chúng tôi là trong khi xúc tiến nghiên cứu khoa học, cần đồng thời tiến hành những hoạt động cứu trợ và khắc phục hậu quả cho các nạn nhân.
Thứ Hai, 17 tháng 11, 2008
Giới khoa học quốc tế quan tâm tới vấn đề đioxin tại Việt Nam
Tại hội nghị quốc tế về dioxin lần thứ 27 tổ chức ở Nhật Bản mới đây, các nhà khoa học Việt Nam, Nhật Bản, Mỹ và Đức đã có 14 báo cáo về sự tồn lưu của điôxin trong môi trường và con người ở Việt Nam, tình hình sức khoẻ, dị tật bẩm sinh và tai biến sinh sản của các nạn nhân chất độc hoá học/đioxin ở Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Lê Kế Sơn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng 33), những báo cáo này giúp các đại biểu tham dự hội nghị hiểu rõ hơn thực trạng hậu quả nặng nề của chất độc hoá học/điôxin ở Việt Nam và mở ra một số hướng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và khắc phục hậu quả chất độc hoá học/điôxin ở Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu mới nhất về điôxin được công bố tại hội nghị đã một lần nữa khẳng định tính phức tạp, độc hại của điôxin. Chính vì vậy, các nhà khoa học yêu cầu cần phải có sự đầu tư thích đáng, liên kết chặt chẽ và hợp tác quốc tế trong phòng và chống nhiễm độc điôxin.
Hội nghị quốc tế về điôxin lần thứ 27 này diễn ra từ ngày 2 đến 7/9, thu hút sự tham gia của trên 1.000 nhà khoa học từ nhiều nước trên thế giới.
Theo số liệu của Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, trong thời gian từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải xuống chiến trường miền Nam Việt Nam 80 triệu lít chất khai quang diệt cỏ, trong đó có gần 400kg điôxin. Bởi vậy, số người bị phơi nhiễm điôxin lên tới 4,8 triệu người, trong đó có khoảng 3 triệu người được công nhận là nạn nhân chất độc da cam.
Thời gian vừa qua, vấn đề chất độc da cam/điôxin và tác động của nó đối với con người và môi trường Việt Nam đã trở thành đề tài nghiên cứu thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học quốc tế, trong đó có nhiều nhà khoa học Mỹ.
Ngay từ năm 1969, Hội Vì sự phát triển khoa học của Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc da cam đối với kinh tế và sức khoẻ ở Việt Nam. Giáo sư J.D Constable, một trong số những nhà khoa học tham gia vào nhóm nghiên cứu này, khẳng định rằng tác hại của chất độc da cam đối với sức khoẻ con người là rất rõ ràng thông qua tỷ lệ dị tật bẩm sinh, tình trạng sảy thai, lưu thai ở phụ nữ bị nhiễm chất độc da cam/điôxin.
Nghiên cứu của giáo sư J.D Constable cũng cho thấy chất độc hoá học quân đội Mỹ sử dụng ở Việt Nam không chỉ đơn thuần làm rụng lá, mà còn phá huỷ cả những khu rừng có hệ sinh thái đa dạng phong phú của Việt Nam. Nhà khoa học này cho rằng trong khi tiếp tục nghiên cứu về chất da cam/điôxin thì việc cần làm là tăng cường chăm sóc sức khoẻ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Một nghiên cứu khác do Công ty tư vấn Hatfield (Canađa) phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam tiến hành cũng khẳng định chất độc da cam do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đã tàn phá sinh thái và có tác động đến sức khoẻ con người.
Công trình nghiên cứu đã được công bố trong các sách báo khoa học quốc tế này cũng kết luận chất độc da cam có liên quan đến nhiều loại bệnh ung thư, bệnh về miễn dịch và dị tật bẩm sinh./.(TTXVN)
Theo Tiến sĩ Lê Kế Sơn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng 33), những báo cáo này giúp các đại biểu tham dự hội nghị hiểu rõ hơn thực trạng hậu quả nặng nề của chất độc hoá học/điôxin ở Việt Nam và mở ra một số hướng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và khắc phục hậu quả chất độc hoá học/điôxin ở Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu mới nhất về điôxin được công bố tại hội nghị đã một lần nữa khẳng định tính phức tạp, độc hại của điôxin. Chính vì vậy, các nhà khoa học yêu cầu cần phải có sự đầu tư thích đáng, liên kết chặt chẽ và hợp tác quốc tế trong phòng và chống nhiễm độc điôxin.
Hội nghị quốc tế về điôxin lần thứ 27 này diễn ra từ ngày 2 đến 7/9, thu hút sự tham gia của trên 1.000 nhà khoa học từ nhiều nước trên thế giới.
Theo số liệu của Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, trong thời gian từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải xuống chiến trường miền Nam Việt Nam 80 triệu lít chất khai quang diệt cỏ, trong đó có gần 400kg điôxin. Bởi vậy, số người bị phơi nhiễm điôxin lên tới 4,8 triệu người, trong đó có khoảng 3 triệu người được công nhận là nạn nhân chất độc da cam.
Thời gian vừa qua, vấn đề chất độc da cam/điôxin và tác động của nó đối với con người và môi trường Việt Nam đã trở thành đề tài nghiên cứu thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học quốc tế, trong đó có nhiều nhà khoa học Mỹ.
Ngay từ năm 1969, Hội Vì sự phát triển khoa học của Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc da cam đối với kinh tế và sức khoẻ ở Việt Nam. Giáo sư J.D Constable, một trong số những nhà khoa học tham gia vào nhóm nghiên cứu này, khẳng định rằng tác hại của chất độc da cam đối với sức khoẻ con người là rất rõ ràng thông qua tỷ lệ dị tật bẩm sinh, tình trạng sảy thai, lưu thai ở phụ nữ bị nhiễm chất độc da cam/điôxin.
Nghiên cứu của giáo sư J.D Constable cũng cho thấy chất độc hoá học quân đội Mỹ sử dụng ở Việt Nam không chỉ đơn thuần làm rụng lá, mà còn phá huỷ cả những khu rừng có hệ sinh thái đa dạng phong phú của Việt Nam. Nhà khoa học này cho rằng trong khi tiếp tục nghiên cứu về chất da cam/điôxin thì việc cần làm là tăng cường chăm sóc sức khoẻ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Một nghiên cứu khác do Công ty tư vấn Hatfield (Canađa) phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam tiến hành cũng khẳng định chất độc da cam do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đã tàn phá sinh thái và có tác động đến sức khoẻ con người.
Công trình nghiên cứu đã được công bố trong các sách báo khoa học quốc tế này cũng kết luận chất độc da cam có liên quan đến nhiều loại bệnh ung thư, bệnh về miễn dịch và dị tật bẩm sinh./.(TTXVN)
Cựu binh Mỹ tham gia Hội nạn nhân chất độc da cam
Gần đây, nhiều người nước ngoài là giáo sư, bác sĩ, phóng viên... đã tự nguyện trở thành hội viên VAVA Đà Nẵng để giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam.
Ông Larry Vetter nhận giấy chứng nhận trở thành hội viên VAVA Đà Nẵng Ảnh: HC
Chiều 13/3, ông Larry Vetter (sinh năm 1942, quốc tịch Mỹ), nguyên là cựu binh Mỹ trong chiến tranh VN giai đoạn 1965-1969 với cấp hàm đại uý và hiện là phóng viên tự do, đã tình nguyện đăng ký tham gia Hội Nạn nhân chất độc da cam TP Đà Nẵng (VAVA Đà Nẵng).
Larry Vetter cho biết, bản thân ông cũng bị di chứng nhiễm chất độc da cam trong thời gian tham chiến tại VN. Vì vậy, ông tham gia VAVA Đà Nẵng nhằm đóng góp một phần công sức, trí tuệ vào hoạt động vận động, ủng hộ giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam do hậu quả chiến tranh để lại.
Trong dịp lưu lại VN lần này, Larry Vetter sẽ thăm lại chiến trường xưa và tìm gặp cô gái VN mà ông từng gặp ở phía Nam Hội An vào năm 1969, từ đó gợi cảm hứng cho ông viết cuốn sách “Máu trên hoa sen” sau khi về nước. Đồng thời, ông cũng tìm gặp em La Thanh Toàn (ở Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), bị nhiễm chất độc da cam để viết về cuộc đời em.
Theo VAVA Đà Nẵng, đây là người nước ngoài thứ tư tình nguyện đăng ký tham gia hội này. Trước đó, Giáo sư Kenneth J. Herrmann (nguyên cựu binh Mỹ trong chiến tranh VN) đã là người đầu tiên đăng ký tham gia và trở thành hội viên danh dự của VAVA Đà Nẵng, sau nhiều lần đưa sinh viên Đại học Sunny Brokport (Mỹ) đi thực tập, tìm hiểu văn hoá VN và tiếp xúc trực tiếp với các nạn nhân chất độc da cam ở Đà Nẵng kể từ năm 1999 đến nay.
Ông Larry Vetter nhận giấy chứng nhận trở thành hội viên VAVA Đà Nẵng Ảnh: HC
Chiều 13/3, ông Larry Vetter (sinh năm 1942, quốc tịch Mỹ), nguyên là cựu binh Mỹ trong chiến tranh VN giai đoạn 1965-1969 với cấp hàm đại uý và hiện là phóng viên tự do, đã tình nguyện đăng ký tham gia Hội Nạn nhân chất độc da cam TP Đà Nẵng (VAVA Đà Nẵng).
Larry Vetter cho biết, bản thân ông cũng bị di chứng nhiễm chất độc da cam trong thời gian tham chiến tại VN. Vì vậy, ông tham gia VAVA Đà Nẵng nhằm đóng góp một phần công sức, trí tuệ vào hoạt động vận động, ủng hộ giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam do hậu quả chiến tranh để lại.
Trong dịp lưu lại VN lần này, Larry Vetter sẽ thăm lại chiến trường xưa và tìm gặp cô gái VN mà ông từng gặp ở phía Nam Hội An vào năm 1969, từ đó gợi cảm hứng cho ông viết cuốn sách “Máu trên hoa sen” sau khi về nước. Đồng thời, ông cũng tìm gặp em La Thanh Toàn (ở Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), bị nhiễm chất độc da cam để viết về cuộc đời em.
Theo VAVA Đà Nẵng, đây là người nước ngoài thứ tư tình nguyện đăng ký tham gia hội này. Trước đó, Giáo sư Kenneth J. Herrmann (nguyên cựu binh Mỹ trong chiến tranh VN) đã là người đầu tiên đăng ký tham gia và trở thành hội viên danh dự của VAVA Đà Nẵng, sau nhiều lần đưa sinh viên Đại học Sunny Brokport (Mỹ) đi thực tập, tìm hiểu văn hoá VN và tiếp xúc trực tiếp với các nạn nhân chất độc da cam ở Đà Nẵng kể từ năm 1999 đến nay.
Hội luật gia ủng hộ vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam
Hội tin tưởng vì công lý và lương tri, các nạn nhân chất độc da cam/dioxin sẽ có được một phán quyết công bằng, để thảm kịch đã xảy ra ở VN không xảy ra ở bất kỳ nước nào trên thế giới.
>Toàn cảnh vụ kiện dioxin
2 trong 4 nạn nhân chất độc da cam đã lên đường sang Mỹ tham gia vụ kiện. Ảnh: H.K.
Đây là lời tuyên bố của Hội luật gia VN được đưa ra hôm nay, tại Hà Nội, trong lễ mít tinh ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN kiện các công ty hoá chất Mỹ.
Ông Trần Đại Hưng, Phó chủ tịch Hội Luật gia VN, đã phản đối phán quyết của thẩm phán Weinstein tại phiên tòa sơ thẩm, đồng thời yêu cầu Toà án phúc thẩm Mỹ vì công lý và lẽ phải, buộc các công ty đã cung cấp chất da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh VN phải bồi thường thoả đáng cho các nạn nhân.
Ngày 31/1/2004, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (Vava) và 5 nạn nhân chất độc da cam với danh nghĩa cá nhân đã khởi kiện đòi các công ty hoá chất Mỹ sản xuất chất da cam để cung cấp cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam phải bồi thường hậu quả. Tuy nhiên, thẩm phán Weinstein ở Toà sơ thẩm Mỹ đã bác đơn kiện của các nguyên đơn VN.
Ngày 18/6 tới, phiên tranh tụng sẽ diễn ra tại Toà án phúc thẩm lưu động số 2 của Mỹ. Đoàn nạn nhân chất độc da cam VN gồm 4 nạn nhân đang có mặt tại Mỹ để vận động cho vụ kiện.
>Toàn cảnh vụ kiện dioxin
2 trong 4 nạn nhân chất độc da cam đã lên đường sang Mỹ tham gia vụ kiện. Ảnh: H.K.
Đây là lời tuyên bố của Hội luật gia VN được đưa ra hôm nay, tại Hà Nội, trong lễ mít tinh ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN kiện các công ty hoá chất Mỹ.
Ông Trần Đại Hưng, Phó chủ tịch Hội Luật gia VN, đã phản đối phán quyết của thẩm phán Weinstein tại phiên tòa sơ thẩm, đồng thời yêu cầu Toà án phúc thẩm Mỹ vì công lý và lẽ phải, buộc các công ty đã cung cấp chất da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh VN phải bồi thường thoả đáng cho các nạn nhân.
Ngày 31/1/2004, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (Vava) và 5 nạn nhân chất độc da cam với danh nghĩa cá nhân đã khởi kiện đòi các công ty hoá chất Mỹ sản xuất chất da cam để cung cấp cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam phải bồi thường hậu quả. Tuy nhiên, thẩm phán Weinstein ở Toà sơ thẩm Mỹ đã bác đơn kiện của các nguyên đơn VN.
Ngày 18/6 tới, phiên tranh tụng sẽ diễn ra tại Toà án phúc thẩm lưu động số 2 của Mỹ. Đoàn nạn nhân chất độc da cam VN gồm 4 nạn nhân đang có mặt tại Mỹ để vận động cho vụ kiện.
MTTQ kêu gọi ủng hộ nạn nhân chất độc da cam
(VietNamNet) - "Chúng tôi hy vọng và đòi hỏi Tòa phúc thẩm lưu động số 2 Hoa Kỳ hãy buộc các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam phải nhận trách nhiệm và bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam". Chủ tich Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phạm Thế Duyệt, kêu gọi hôm nay, 16/6.
Tiếng nói lương tri của quyền con người
Hai ngày trước khi diễn ra phiên tranh tụng miệng của Tòa án phúc thẩm lưu động số 2 New York giữa nguyên đơn là các nạn nhân chất độc da cam VN và bị đơn là 37 công ty hóa chất của Mỹ, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam đã ra lời kêu gọi: Hãy ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban, ông Phạm Thế Duyệt nhấn mạnh: "Sự thực, từ những năm 1961-1971, quân đội Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam khoảng 80 triệu lít hóa chất độc, trong đó phần lớn là chất độc da cam chứa gần 400 kg dioxin - một chất cực kỳ nguy hiểm đối với con người và môi trường - mà nhân chứng sống là nhiều thế hệ của hàng triệu nạn nhân đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề".
"Chúng tôi cho rằng: Vụ kiện này không nhằm khơi lại sự hận thù mà là tiếng nói lương tri của quyền con người đòi đạo lý và công lý; vụ kiện này không chỉ vì cuộc sống của các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam mà còn vì quyền lợi chính đáng của mọi nạn nhân chất độc da cam, trong đó có cựu chiến binh Mỹ đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam".
"Không thể coi thường công lý và vô cảm, chúng tôi hy vọng và đòi hỏi Tòa phúc thẩm lưu động số 2 Hoa Kỳ hãy buộc các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam phải nhận trách nhiệm và bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam".
(VietNamNet) - "Chúng tôi hy vọng và đòi hỏi Tòa phúc thẩm lưu động số 2 Hoa Kỳ hãy buộc các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam phải nhận trách nhiệm và bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam". Chủ tich Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phạm Thế Duyệt, kêu gọi hôm nay, 16/6.
"Đoàn chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam và nhân dân Việt Nam một lần nữa kêu gọi các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các nhà luật học, các nhà hoạt động xã hội, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới tiếp tục nói lên sự thật và có những hành động thiết thực ủng hộ vụ kiện và giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam".
Trẻ em bị nhiễm dioxin tại Trung tâm bảo trợ trẻ em Hải Dương. (Ảnh: TTXVN)
Tại phiên tranh tụng miệng bắt đầu vào lúc 10h sáng 18/6, bị đơn - các công ty sản xuất chất độc da cam của Mỹ và nguyên đơn - các nạn nhân da cam VN sẽ tóm tắt những nội dung đã tranh tụng bằng văn bản thời gian qua. Mỗi bên có 40 phút trình bày trước tòa. Tòa án sẽ xem xét lại những điều mà tòa sơ thẩm Mỹ đã phán quyết có lợi cho nguyên đơn và bị đơn.
Nếu phán quyết đánh giá những vấn đề nguyên đơn đưa ra là có cơ sở pháp lý, vụ án sẽ chuyển sang giai đoạn xét xử về mặt thực chất. Phía đại diện các nạn nhân chất độc da cam VN sẽ đưa ra những con số cụ thể về số nạn nhân, về mức thiệt hại và số tiền đòi bồi thường.
Nếu tòa phủ quyết, vụ án sẽ chuyển sang giai đoạn 3, đưa lên tòa án tối cao Mỹ. Thời gian đưa ra phán quyết có thể kéo dài từ 1 đến 2 năm.
Tiếng nói lương tri của quyền con người
Hai ngày trước khi diễn ra phiên tranh tụng miệng của Tòa án phúc thẩm lưu động số 2 New York giữa nguyên đơn là các nạn nhân chất độc da cam VN và bị đơn là 37 công ty hóa chất của Mỹ, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam đã ra lời kêu gọi: Hãy ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban, ông Phạm Thế Duyệt nhấn mạnh: "Sự thực, từ những năm 1961-1971, quân đội Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam khoảng 80 triệu lít hóa chất độc, trong đó phần lớn là chất độc da cam chứa gần 400 kg dioxin - một chất cực kỳ nguy hiểm đối với con người và môi trường - mà nhân chứng sống là nhiều thế hệ của hàng triệu nạn nhân đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề".
"Chúng tôi cho rằng: Vụ kiện này không nhằm khơi lại sự hận thù mà là tiếng nói lương tri của quyền con người đòi đạo lý và công lý; vụ kiện này không chỉ vì cuộc sống của các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam mà còn vì quyền lợi chính đáng của mọi nạn nhân chất độc da cam, trong đó có cựu chiến binh Mỹ đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam".
"Không thể coi thường công lý và vô cảm, chúng tôi hy vọng và đòi hỏi Tòa phúc thẩm lưu động số 2 Hoa Kỳ hãy buộc các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam phải nhận trách nhiệm và bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam".
(VietNamNet) - "Chúng tôi hy vọng và đòi hỏi Tòa phúc thẩm lưu động số 2 Hoa Kỳ hãy buộc các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam phải nhận trách nhiệm và bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam". Chủ tich Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phạm Thế Duyệt, kêu gọi hôm nay, 16/6.
"Đoàn chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam và nhân dân Việt Nam một lần nữa kêu gọi các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các nhà luật học, các nhà hoạt động xã hội, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới tiếp tục nói lên sự thật và có những hành động thiết thực ủng hộ vụ kiện và giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam".
Trẻ em bị nhiễm dioxin tại Trung tâm bảo trợ trẻ em Hải Dương. (Ảnh: TTXVN)
Tại phiên tranh tụng miệng bắt đầu vào lúc 10h sáng 18/6, bị đơn - các công ty sản xuất chất độc da cam của Mỹ và nguyên đơn - các nạn nhân da cam VN sẽ tóm tắt những nội dung đã tranh tụng bằng văn bản thời gian qua. Mỗi bên có 40 phút trình bày trước tòa. Tòa án sẽ xem xét lại những điều mà tòa sơ thẩm Mỹ đã phán quyết có lợi cho nguyên đơn và bị đơn.
Nếu phán quyết đánh giá những vấn đề nguyên đơn đưa ra là có cơ sở pháp lý, vụ án sẽ chuyển sang giai đoạn xét xử về mặt thực chất. Phía đại diện các nạn nhân chất độc da cam VN sẽ đưa ra những con số cụ thể về số nạn nhân, về mức thiệt hại và số tiền đòi bồi thường.
Nếu tòa phủ quyết, vụ án sẽ chuyển sang giai đoạn 3, đưa lên tòa án tối cao Mỹ. Thời gian đưa ra phán quyết có thể kéo dài từ 1 đến 2 năm.
Quỹ Ford lập nhóm đối thoại Mỹ-Việt về chất độc da cam
Quĩ Ford (trụ sở tại New York, Mỹ) vừa tuyên bố thành lập và tài trợ Nhóm đối thoại Mỹ - Việt Nam về chất độc da cam/dioxin với mục tiêu tìm kiếm các biện pháp giải quyết những hậu quả về con người và môi trường do chất độc da cam gây ra tại Việt Nam.
T
heo Quĩ Ford, Nhóm đối thoại là “sáng kiến nhằm phát triển những giải pháp tập thể của cả hai nước đối với vấn đề mà chỉ có đàm phán ngoại giao thôi thì còn gặp nhiều khó khăn”.
Theo bà Christine Todd Whitman, cựu lãnh đạo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, “đã đến lúc hai nước cần hợp tác để giải quyết hậu quả của chất độc da cam và việc thảo luận về vấn đề này thành hoạt động chính thức”.
Nhóm đối thoại đưa ra năm sáng kiến ưu tiên hàng đầu, sẽ được giải quyết trong vòng hai năm tới. Thứ nhất, hỗ trợ hoạt động tẩy độc tại các căn cứ quân sự cũ của Mỹ ở VN và các chương trình y tế ở các khu vực lân cận. Thứ hai, hỗ trợ xây dựng các trung tâm điều trị và giáo dục cho nạn nhân chất độc da cam. Thứ ba, phát triển một phòng thí nghiệm về chất dioxin tại Việt Nam. Thứ tư, thực hiện các khóa đào tạo cho những cộng đồng địa phương, tập trung vào phổ biến kiến thức phục hồi đất đai bị nhiễm chất diệt cỏ. Thứ năm, kêu gọi sự ủng hộ quốc tế nhằm hỗ trợ các nỗ lực đang được thực hiện.
Hiện Quĩ Ford đang lên kế hoạch tài trợ 7,5 triệu USD cho các hoạt động giải quyết hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam trong hai năm tới. Trong vòng bảy năm qua, Quĩ Ford đã tài trợ 4,5 triệu USD cho các dự án về chất độc da cam tại Việt Nam.
T
heo Quĩ Ford, Nhóm đối thoại là “sáng kiến nhằm phát triển những giải pháp tập thể của cả hai nước đối với vấn đề mà chỉ có đàm phán ngoại giao thôi thì còn gặp nhiều khó khăn”.
Theo bà Christine Todd Whitman, cựu lãnh đạo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, “đã đến lúc hai nước cần hợp tác để giải quyết hậu quả của chất độc da cam và việc thảo luận về vấn đề này thành hoạt động chính thức”.
Nhóm đối thoại đưa ra năm sáng kiến ưu tiên hàng đầu, sẽ được giải quyết trong vòng hai năm tới. Thứ nhất, hỗ trợ hoạt động tẩy độc tại các căn cứ quân sự cũ của Mỹ ở VN và các chương trình y tế ở các khu vực lân cận. Thứ hai, hỗ trợ xây dựng các trung tâm điều trị và giáo dục cho nạn nhân chất độc da cam. Thứ ba, phát triển một phòng thí nghiệm về chất dioxin tại Việt Nam. Thứ tư, thực hiện các khóa đào tạo cho những cộng đồng địa phương, tập trung vào phổ biến kiến thức phục hồi đất đai bị nhiễm chất diệt cỏ. Thứ năm, kêu gọi sự ủng hộ quốc tế nhằm hỗ trợ các nỗ lực đang được thực hiện.
Hiện Quĩ Ford đang lên kế hoạch tài trợ 7,5 triệu USD cho các hoạt động giải quyết hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam trong hai năm tới. Trong vòng bảy năm qua, Quĩ Ford đã tài trợ 4,5 triệu USD cho các dự án về chất độc da cam tại Việt Nam.
Đoàn nạn nhân chất độc dioxin về đến Việt Nam
Sáng 30/6, đoàn nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) sang Mỹ dự phiên tranh tụng tại New York và vận động dư luận ủng hộ vụ kiện tại các thành phố San Francisco, New York, Washington, Chicago, Los Angeles đã về Hà Nội.
>Thượng nghị sĩ Hagel kêu gọi đền bù nạn nhân dioxin / Nạn nhân dioxin Việt Nam sẽ kháng cáo nếu tòa phán thua.
Đoàn nạn nhân đi vận động dư luận tại Mỹ. Ảnh: QĐND.
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VAVA Trần Xuân Thu (trưởng đoàn) cho biết, công luận trong nước, quốc tế và cả công luận Mỹ đều dành cho đoàn sự quan tâm đặc biệt. Điều này đã khích lệ tinh thần của các nạn nhân rất nhiều.
Tại Mỹ, đoàn đã có những cuộc tiếp xúc với các luật sư, nhà khoa học, công chúng, lãnh đạo các đình, đền, chùa. Tất cả đều bày tỏ tấm lòng ủng hộ các nạn nhân, ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam.
Các cựu chiến binh Mỹ đã tham gia trong chiến tranh ở Việt Nam đều bày tỏ sự ân hận đã gây ra hậu quả này. Họ mong muốn Chính phủ, đặc biệt là các công ty hóa chất sản xuất chất khai quang chứa dioxin cần có những biện pháp và hành động cụ thể đền bù sức khỏe cho các nạn nhân Việt Nam...
Theo ông Thu, 4 nạn nhân chất độc da cam trong đoàn đã vượt lên tình trạng sức khỏe rất yếu trong suốt chuyến đi dài ngày để chứng minh cho công luận về nỗi đau không thể phủ nhận của 3 triệu nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Hồng đang mang trong mình bệnh ung thư gan, ung thư vú di căn xương, rối loạn đông máu, giãn tĩnh mạch chi, chân tay lở loét nên đi lại rất khó khăn do nhiễm chất độc da cam. Khi sang Mỹ, bà Hồng đã được 3 bác sĩ cùng nhiều y tá chăm sóc, theo dõi sức khỏe.
Về phiên tranh tụng trước Tòa phúc thẩm diễn ra ngày 18/6 tại New York, ông Thu khẳng định: luật sư đại diện cho các nạn nhân Việt Nam đã làm rất tốt công việc của mình. Công chúng có mặt trong khán phòng của phiên tòa hầu hết là những người ủng hộ vụ kiện tìm công lý của các nạn nhân Việt Nam.
>Thượng nghị sĩ Hagel kêu gọi đền bù nạn nhân dioxin / Nạn nhân dioxin Việt Nam sẽ kháng cáo nếu tòa phán thua.
Đoàn nạn nhân đi vận động dư luận tại Mỹ. Ảnh: QĐND.
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VAVA Trần Xuân Thu (trưởng đoàn) cho biết, công luận trong nước, quốc tế và cả công luận Mỹ đều dành cho đoàn sự quan tâm đặc biệt. Điều này đã khích lệ tinh thần của các nạn nhân rất nhiều.
Tại Mỹ, đoàn đã có những cuộc tiếp xúc với các luật sư, nhà khoa học, công chúng, lãnh đạo các đình, đền, chùa. Tất cả đều bày tỏ tấm lòng ủng hộ các nạn nhân, ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam.
Các cựu chiến binh Mỹ đã tham gia trong chiến tranh ở Việt Nam đều bày tỏ sự ân hận đã gây ra hậu quả này. Họ mong muốn Chính phủ, đặc biệt là các công ty hóa chất sản xuất chất khai quang chứa dioxin cần có những biện pháp và hành động cụ thể đền bù sức khỏe cho các nạn nhân Việt Nam...
Theo ông Thu, 4 nạn nhân chất độc da cam trong đoàn đã vượt lên tình trạng sức khỏe rất yếu trong suốt chuyến đi dài ngày để chứng minh cho công luận về nỗi đau không thể phủ nhận của 3 triệu nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Hồng đang mang trong mình bệnh ung thư gan, ung thư vú di căn xương, rối loạn đông máu, giãn tĩnh mạch chi, chân tay lở loét nên đi lại rất khó khăn do nhiễm chất độc da cam. Khi sang Mỹ, bà Hồng đã được 3 bác sĩ cùng nhiều y tá chăm sóc, theo dõi sức khỏe.
Về phiên tranh tụng trước Tòa phúc thẩm diễn ra ngày 18/6 tại New York, ông Thu khẳng định: luật sư đại diện cho các nạn nhân Việt Nam đã làm rất tốt công việc của mình. Công chúng có mặt trong khán phòng của phiên tòa hầu hết là những người ủng hộ vụ kiện tìm công lý của các nạn nhân Việt Nam.
Làm giả hồ sơ để được nhận trợ cấp nạn nhân chất độc da cam
Ông Chát (phải) và đứa con bị bệnh
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, con trai lại bị bệnh Down bẩm sinh, ông Chát đã giả mạo hồ sơ xin chứng nhận mình bị nhiễm chất độc da cam tại chiến trường miền Nam để nhận trợ cấp. Đến khi sự việc được phát hiện, hai cha con ông Chát đã nhận hơn 14 triệu đồng tiền trợ cấp.
Sự việc bắt đầu khi Công an huyện Ea Kar, Đắk Lắk nhận được nhiều đơn thư tố giác của nhân dân về hành vi giả mạo hồ sơ giấy tờ để được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng trái với quy định của ông Nguyễn Bá Chát, trú ở thôn 4, xã Cư Ni, huyện Ea Kar.
Qua xác minh, Công an huyện Ea Kar đã làm rõ, ông Nguyễn Bá Chát, quê ở xã Sa Giang, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Từ năm 1962 đến tháng 10/1963, ông Chát nhập ngũ và đóng quân tại Hải Phòng. Tháng 12/1963, ông Chát chuyển về đoàn 52, Võng Bì, Quảng Ninh. Đến tháng 3/1965 ông được điều về Trung đoàn 64 bảo vệ Thủ đô, sau đó ra quân và chuyển về Ty Giao thông tỉnh Hải Dương. Tháng 11/1980, do sức khỏe yếu, ông Chát xin nghỉ mất sức về quê và đến năm 1985 ông Chát đưa cả gia đình vào sinh sống tại thôn 4, xã Cư Ni, huyện Ea Kar, Đắk Lắk.
Ông Chát có một người con trai tên là Nguyễn Văn Hưng, 33 tuổi, bị hội chứng Down bẩm sinh. Mặc dù không tham gia ở chiến trường miền Nam một ngày nào nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nghe được thông tin trên đài, báo chí về việc xét hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp cho đối tượng tham gia trong chiến trường miền Nam, ông Chát đã làm giả một bộ hồ sơ.
Trong bộ hồ sơ này, ông Chát khai man từ tháng 5/1972 đến tháng 9/1975 ông có tham gia công tác chiến đấu tại địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, do đó ông bị nhiễm chất độc hoá học, nên vợ chồng ông Chát đã sinh con bị bệnh Down bẩm sinh.
Tính đến ngày vụ việc được Công an huyện Ea Kar phát hiện, thì ông Chát và con trai đã nhận một khoản tiền trợ cấp trái với quy định hơn 14 triệu đồng.
Được biết, sau khi có kết quả điều tra, Công an huyện Ea Kar đã có văn bản gửi Sở LĐTB&XH tỉnh Đắk Lắk đề nghị làm rõ sai phạm và có hình thức xử lý đối với những người có liên quan trong việc xét duyệt hồ sơ cho ông Chát.
Hiện Công an huyện Ea Kar đang tiếp tục làm rõ hành vi của ông Chát để xử lý theo quy định.
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, con trai lại bị bệnh Down bẩm sinh, ông Chát đã giả mạo hồ sơ xin chứng nhận mình bị nhiễm chất độc da cam tại chiến trường miền Nam để nhận trợ cấp. Đến khi sự việc được phát hiện, hai cha con ông Chát đã nhận hơn 14 triệu đồng tiền trợ cấp.
Sự việc bắt đầu khi Công an huyện Ea Kar, Đắk Lắk nhận được nhiều đơn thư tố giác của nhân dân về hành vi giả mạo hồ sơ giấy tờ để được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng trái với quy định của ông Nguyễn Bá Chát, trú ở thôn 4, xã Cư Ni, huyện Ea Kar.
Qua xác minh, Công an huyện Ea Kar đã làm rõ, ông Nguyễn Bá Chát, quê ở xã Sa Giang, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Từ năm 1962 đến tháng 10/1963, ông Chát nhập ngũ và đóng quân tại Hải Phòng. Tháng 12/1963, ông Chát chuyển về đoàn 52, Võng Bì, Quảng Ninh. Đến tháng 3/1965 ông được điều về Trung đoàn 64 bảo vệ Thủ đô, sau đó ra quân và chuyển về Ty Giao thông tỉnh Hải Dương. Tháng 11/1980, do sức khỏe yếu, ông Chát xin nghỉ mất sức về quê và đến năm 1985 ông Chát đưa cả gia đình vào sinh sống tại thôn 4, xã Cư Ni, huyện Ea Kar, Đắk Lắk.
Ông Chát có một người con trai tên là Nguyễn Văn Hưng, 33 tuổi, bị hội chứng Down bẩm sinh. Mặc dù không tham gia ở chiến trường miền Nam một ngày nào nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nghe được thông tin trên đài, báo chí về việc xét hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp cho đối tượng tham gia trong chiến trường miền Nam, ông Chát đã làm giả một bộ hồ sơ.
Trong bộ hồ sơ này, ông Chát khai man từ tháng 5/1972 đến tháng 9/1975 ông có tham gia công tác chiến đấu tại địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, do đó ông bị nhiễm chất độc hoá học, nên vợ chồng ông Chát đã sinh con bị bệnh Down bẩm sinh.
Tính đến ngày vụ việc được Công an huyện Ea Kar phát hiện, thì ông Chát và con trai đã nhận một khoản tiền trợ cấp trái với quy định hơn 14 triệu đồng.
Được biết, sau khi có kết quả điều tra, Công an huyện Ea Kar đã có văn bản gửi Sở LĐTB&XH tỉnh Đắk Lắk đề nghị làm rõ sai phạm và có hình thức xử lý đối với những người có liên quan trong việc xét duyệt hồ sơ cho ông Chát.
Hiện Công an huyện Ea Kar đang tiếp tục làm rõ hành vi của ông Chát để xử lý theo quy định.
Hoa hậu Ngô Phương Lan đến với nạn nhân chất độc da cam và trẻ em nghèo
23 giờ đêm nay (14/9), Hoa hậu Ngô Phương Lan sẽ rời Việt Nam bay sang Thụy Sĩ. Nhưng hôm qua, cô vẫn dành cả một ngày đi làm từ thiện tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn và Viện Nhi T.Ư.
Hoa hậu Ngô Phương Lan và nhà thơ Dương Kỳ Anh trao quà cho nạn nhân chất độc da cam xã Minh Phú. Ảnh: Hồng Vĩnh
Hoa hậu không có vẻ gì mệt mỏi, dù cô vừa mới đi sẻ chia những khó khăn với bà con vùng lũ Hương Khê, Hà Tĩnh về.
Được mời ra trụ sở Ủy ban xã nhận quà của Hoa hậu Thế giới người Việt, các em Đỗ Thị Quỳnh, Lương Thị Thu Hà, Dương Thị Tịnh là con những gia đình khó khăn nhưng vẫn cố gắng học tập tốt và các anh Nguyễn Như Cương, Nguyễn Tiến Nguyên, Vũ Kim Kiên, Nguyễn Văn Đại là những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam đã có mặt từ rất sớm.
Hoa hậu Ngô Phương Lan xúc động chia sẻ với những đau đớn do chiến tranh để lại cho các anh và khó khăn của các em nhỏ. Cô mong rằng với món quà tuy nhỏ nhưng đó là tình cảm của Lan, phần nào làm vơi đi những khó khăn cho mọi người.
Cô đã trao 10 suất quà, mỗi suất 1 triệu đồng. Em Dương Thị Sáng, học lớp 2 do mẹ bận làm đồng nên đưa đến muộn cũng được Hoa hậu trao một suất quà và gửi một suất quà khác cho một nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam không đến được.
Niềm vui đến bất ngờ, các em nhỏ quấn quít bên Hoa hậu Ngô Phương Lan không muốn rời. Đó là hình ảnh rất đẹp được các phóng viên truyền hình ghi lại.
Cùng đi với Hoa hậu Ngô Phương Lan có nhà thơ Dương Kỳ Anh, Tổng biên tập báo Tiền phong, anh cho biết xã Minh Phú là một xã nghèo của Hà Nội.
Báo Tiền phong từng xây nhà và trao sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các gia đình chính sách ở đây cũng như trên cả nước trong suốt hơn 20 năm qua. Chuyến hoạt động từ thiện lần này của Hoa hậu cũng nằm trong chương trình đó.
Từ Sóc Sơn, đoàn đã đến Bệnh viện Nhi T.Ư, tại đây Hoa hậu được Ban giám đốc bệnh viện và tập thể y, bác sĩ đón tiếp thân tình. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc bệnh viện tặng hoa chúc mừng Hoa hậu Ngô Phương Lan và cám ơn báo Tiền phong đã làm cầu nối.
Thông qua Giáo sư Liêm, Hoa hậu Ngô Phương Lan trao tặng quĩ lọc máu và ghép tạng của bệnh viện 5 triệu đồng, để hỗ trợ cho các bệnh nhân cần ghép tủy, xương. Hoa hậu Ngô Phương Lan đã đến tận giường bệnh chia sẻ với các bệnh nhân khoa ghép tủy.
Đặt bó hoa tươi thắm bên giường bệnh của em Giàng Thị Xuân, người dân tộc Mông ở xã Chiềng Biêng, huyện Yên Châu, Sơn La. Hoa hậu động viên Xuân cố gắng vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.
Mặc dù rất mệt vì bị bệnh suy tủy đang phải truyền để chờ ghép tủy nhưng thấy Hoa hậu ngồi bên, Xuân vẫn nở nụ cười tươi. Nghe tin có Hoa hậu đến thăm các bệnh nhân, người nhà và y bác sĩ ùa ra đứng chật cả hành lang để được nhìn rõ Hoa hậu.
Hoa hậu Ngô Phương Lan cho biết, sau khi đăng quang, cô đã trích ra gần 70 triệu đồng từ số tiền thưởng để đi làm từ thiện. Sang Thụy Sĩ lần này cô dự định sẽ vận động thêm bà con ở nước ngoài cũng như các tổ chức từ thiện quyên góp tiền, tiếp tục hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn trong nước.
Hoa hậu Ngô Phương Lan và nhà thơ Dương Kỳ Anh trao quà cho nạn nhân chất độc da cam xã Minh Phú. Ảnh: Hồng Vĩnh
Hoa hậu không có vẻ gì mệt mỏi, dù cô vừa mới đi sẻ chia những khó khăn với bà con vùng lũ Hương Khê, Hà Tĩnh về.
Được mời ra trụ sở Ủy ban xã nhận quà của Hoa hậu Thế giới người Việt, các em Đỗ Thị Quỳnh, Lương Thị Thu Hà, Dương Thị Tịnh là con những gia đình khó khăn nhưng vẫn cố gắng học tập tốt và các anh Nguyễn Như Cương, Nguyễn Tiến Nguyên, Vũ Kim Kiên, Nguyễn Văn Đại là những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam đã có mặt từ rất sớm.
Hoa hậu Ngô Phương Lan xúc động chia sẻ với những đau đớn do chiến tranh để lại cho các anh và khó khăn của các em nhỏ. Cô mong rằng với món quà tuy nhỏ nhưng đó là tình cảm của Lan, phần nào làm vơi đi những khó khăn cho mọi người.
Cô đã trao 10 suất quà, mỗi suất 1 triệu đồng. Em Dương Thị Sáng, học lớp 2 do mẹ bận làm đồng nên đưa đến muộn cũng được Hoa hậu trao một suất quà và gửi một suất quà khác cho một nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam không đến được.
Niềm vui đến bất ngờ, các em nhỏ quấn quít bên Hoa hậu Ngô Phương Lan không muốn rời. Đó là hình ảnh rất đẹp được các phóng viên truyền hình ghi lại.
Cùng đi với Hoa hậu Ngô Phương Lan có nhà thơ Dương Kỳ Anh, Tổng biên tập báo Tiền phong, anh cho biết xã Minh Phú là một xã nghèo của Hà Nội.
Báo Tiền phong từng xây nhà và trao sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các gia đình chính sách ở đây cũng như trên cả nước trong suốt hơn 20 năm qua. Chuyến hoạt động từ thiện lần này của Hoa hậu cũng nằm trong chương trình đó.
Từ Sóc Sơn, đoàn đã đến Bệnh viện Nhi T.Ư, tại đây Hoa hậu được Ban giám đốc bệnh viện và tập thể y, bác sĩ đón tiếp thân tình. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc bệnh viện tặng hoa chúc mừng Hoa hậu Ngô Phương Lan và cám ơn báo Tiền phong đã làm cầu nối.
Thông qua Giáo sư Liêm, Hoa hậu Ngô Phương Lan trao tặng quĩ lọc máu và ghép tạng của bệnh viện 5 triệu đồng, để hỗ trợ cho các bệnh nhân cần ghép tủy, xương. Hoa hậu Ngô Phương Lan đã đến tận giường bệnh chia sẻ với các bệnh nhân khoa ghép tủy.
Đặt bó hoa tươi thắm bên giường bệnh của em Giàng Thị Xuân, người dân tộc Mông ở xã Chiềng Biêng, huyện Yên Châu, Sơn La. Hoa hậu động viên Xuân cố gắng vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.
Mặc dù rất mệt vì bị bệnh suy tủy đang phải truyền để chờ ghép tủy nhưng thấy Hoa hậu ngồi bên, Xuân vẫn nở nụ cười tươi. Nghe tin có Hoa hậu đến thăm các bệnh nhân, người nhà và y bác sĩ ùa ra đứng chật cả hành lang để được nhìn rõ Hoa hậu.
Hoa hậu Ngô Phương Lan cho biết, sau khi đăng quang, cô đã trích ra gần 70 triệu đồng từ số tiền thưởng để đi làm từ thiện. Sang Thụy Sĩ lần này cô dự định sẽ vận động thêm bà con ở nước ngoài cũng như các tổ chức từ thiện quyên góp tiền, tiếp tục hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn trong nước.
Việt kiều ngày càng quan tâm đến vấn đề chất độc da cam
Theo bà Merle E.Ratner, thành viên sáng lập Chiến dịch cứu trợ và trách nhiệm với nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN (VAORRC), cho biết, Việt kiều tại Mỹ đã có những quan tâm tích cực tới vụ kiện đòi công lý cho các nạn nhân da cam.
Bà Merle E.Ratner
Tiền phong phỏng vấn bà Merle nhân buổi làm việc mới đây của bà với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) ngày 2/1/2008.
Trong quá trình vận động dư luận, vấn đề hiện nay được bà lưu tâm nhất là gì?
Theo tôi, có một lĩnh vực chưa ai đề cập đến. Đó là việc tiếp xúc với giới Việt kiều, trong số họ cũng có các nạn nhân da cam. VAORRC đã có các cuộc tiếp xúc với giới Việt kiều và nhận thấy họ bắt đầu quan tâm đến hoạt động này, một số người đã nói đến tình trạng bệnh tật.
Thời gian tới chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc khảo sát đối với Việt kiều xem tình hình cụ thể như thế nào. Trong ban vận động của chúng tôi cũng có những người là Việt kiều tham gia.
Trong nhóm Việt kiều, đối tượng hiện nay được quan tâm nhiều là Việt kiều trẻ. Mối quan tâm của họ đối với vấn đề chất độc da cam ngày càng tăng. Nhiều người đã thông qua VAORRC bày tỏ nguyện vọng muốn tìm hiểu về Việt Nam và muốn làm việc cho VAVA…
VAORRC cũng nhận được nhiều thư của Việt kiều, trong đó có những ông bố bà mẹ có con sứt môi và cho rằng bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Họ tranh thủ hỏi về việc có thể giúp đỡ họ như thế nào. Tôi cho rằng Việt Nam có thể có dự án mời số Việt kiều bị tổn thương bởi chất độc da cam về Việt Nam chữa trị, chẳng hạn như tại BV Từ Dũ.
Về phía Mỹ, ai sẽ chịu trách nhiệm trong việc thành lập các khuôn khổ pháp lý về vấn đề bồi thường cho nạn nhân da cam Việt Nam?
Hai đoàn nạn nhân da cam Việt Nam vừa rồi sang Mỹ đều đã gặp các nghị sỹ quốc hội. Kết quả rất tốt. Các nghị sỹ đã có cam kết sẽ đưa ra khuôn khổ pháp lý về vấn đề này, họ sẽ viết các dự luật đưa ra quốc hội trình rồi thông qua. Muốn vậy, phải có các vận động hành lang (lobby).
Ở Mỹ có hai hình thức: Dùng tiền (như đóng góp tiền trong các kỳ bầu cử); gây áp lực bằng dư luận (các cử tri sẽ tiếp xúc với các nghị sỹ, qua các nghị sỹ sẽ đến được quốc hội). Ba tiểu bang đầu tiên chúng tôi phải tranh thủ sự ủng hộ để gây sức ép là Tiểu ban thư pháp, Tiểu bang Cựu chiến binh, Tiểu ban Châu Á Thái Bình Dương.
Khi đề cập đến các nạn nhân da cam, đại diện Chính phủ Mỹ tại Việt Nam phủ nhận định nghĩa nạn nhân da cam và nói sẽ trợ cấp cho những người này như những người khuyết tật vì cho rằng không có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ đó là nạn nhân da cam.
Năm ngoái Quốc hội Mỹ đã thông qua 3 triệu USD để tẩy độc môi trường và trợ giúp người khuyết tật tại Việt Nam. Bà đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Chính phủ Mỹ không bao giờ thừa nhận trách nhiệm, tất nhiên chúng tôi không bao giờ đồng tình với quan điểm đó. Thật là vô lý, vì hằng ngày họ vẫn cung cấp tiền bồi thường cho các cựu chiến binh Mỹ. Và khi làm như vậy họ cũng chẳng cần phải chứng minh gì về khoa học.
Một trong những tiêu chuẩn để được lĩnh số tiền đó là những người được hưởng phải có mặt ở nơi rải hóa chất và họ phải mắc 1 trong 15 bệnh do Viện Y học Mỹ quy định.
Chính phủ Mỹ có thể viện trợ người tàn tật, nhưng họ nhất thiết phài bồi thường cho những người tàn tật vì chất độc da cam vì họ đã đến Việt Nam để rải những chất đó. Hiện giờ họ cũng làm điều đó tại Iraq và nhiều nơi khác.
Đối với vấn đề 3 triệu USD, tôi nghĩ ở một góc độ nào đó nó cũng có ý nghĩa tích cực. Ít nhất Chính phủ Mỹ cũng thừa nhận có điểm nóng tại Việt Nam, và điểm nóng này có tác động đến các nạn nhân da cam.
Xin cảm ơn bà!
Bà Merle E.Ratner
Tiền phong phỏng vấn bà Merle nhân buổi làm việc mới đây của bà với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) ngày 2/1/2008.
Trong quá trình vận động dư luận, vấn đề hiện nay được bà lưu tâm nhất là gì?
Theo tôi, có một lĩnh vực chưa ai đề cập đến. Đó là việc tiếp xúc với giới Việt kiều, trong số họ cũng có các nạn nhân da cam. VAORRC đã có các cuộc tiếp xúc với giới Việt kiều và nhận thấy họ bắt đầu quan tâm đến hoạt động này, một số người đã nói đến tình trạng bệnh tật.
Thời gian tới chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc khảo sát đối với Việt kiều xem tình hình cụ thể như thế nào. Trong ban vận động của chúng tôi cũng có những người là Việt kiều tham gia.
Trong nhóm Việt kiều, đối tượng hiện nay được quan tâm nhiều là Việt kiều trẻ. Mối quan tâm của họ đối với vấn đề chất độc da cam ngày càng tăng. Nhiều người đã thông qua VAORRC bày tỏ nguyện vọng muốn tìm hiểu về Việt Nam và muốn làm việc cho VAVA…
VAORRC cũng nhận được nhiều thư của Việt kiều, trong đó có những ông bố bà mẹ có con sứt môi và cho rằng bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Họ tranh thủ hỏi về việc có thể giúp đỡ họ như thế nào. Tôi cho rằng Việt Nam có thể có dự án mời số Việt kiều bị tổn thương bởi chất độc da cam về Việt Nam chữa trị, chẳng hạn như tại BV Từ Dũ.
Về phía Mỹ, ai sẽ chịu trách nhiệm trong việc thành lập các khuôn khổ pháp lý về vấn đề bồi thường cho nạn nhân da cam Việt Nam?
Hai đoàn nạn nhân da cam Việt Nam vừa rồi sang Mỹ đều đã gặp các nghị sỹ quốc hội. Kết quả rất tốt. Các nghị sỹ đã có cam kết sẽ đưa ra khuôn khổ pháp lý về vấn đề này, họ sẽ viết các dự luật đưa ra quốc hội trình rồi thông qua. Muốn vậy, phải có các vận động hành lang (lobby).
Ở Mỹ có hai hình thức: Dùng tiền (như đóng góp tiền trong các kỳ bầu cử); gây áp lực bằng dư luận (các cử tri sẽ tiếp xúc với các nghị sỹ, qua các nghị sỹ sẽ đến được quốc hội). Ba tiểu bang đầu tiên chúng tôi phải tranh thủ sự ủng hộ để gây sức ép là Tiểu ban thư pháp, Tiểu bang Cựu chiến binh, Tiểu ban Châu Á Thái Bình Dương.
Khi đề cập đến các nạn nhân da cam, đại diện Chính phủ Mỹ tại Việt Nam phủ nhận định nghĩa nạn nhân da cam và nói sẽ trợ cấp cho những người này như những người khuyết tật vì cho rằng không có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ đó là nạn nhân da cam.
Năm ngoái Quốc hội Mỹ đã thông qua 3 triệu USD để tẩy độc môi trường và trợ giúp người khuyết tật tại Việt Nam. Bà đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Chính phủ Mỹ không bao giờ thừa nhận trách nhiệm, tất nhiên chúng tôi không bao giờ đồng tình với quan điểm đó. Thật là vô lý, vì hằng ngày họ vẫn cung cấp tiền bồi thường cho các cựu chiến binh Mỹ. Và khi làm như vậy họ cũng chẳng cần phải chứng minh gì về khoa học.
Một trong những tiêu chuẩn để được lĩnh số tiền đó là những người được hưởng phải có mặt ở nơi rải hóa chất và họ phải mắc 1 trong 15 bệnh do Viện Y học Mỹ quy định.
Chính phủ Mỹ có thể viện trợ người tàn tật, nhưng họ nhất thiết phài bồi thường cho những người tàn tật vì chất độc da cam vì họ đã đến Việt Nam để rải những chất đó. Hiện giờ họ cũng làm điều đó tại Iraq và nhiều nơi khác.
Đối với vấn đề 3 triệu USD, tôi nghĩ ở một góc độ nào đó nó cũng có ý nghĩa tích cực. Ít nhất Chính phủ Mỹ cũng thừa nhận có điểm nóng tại Việt Nam, và điểm nóng này có tác động đến các nạn nhân da cam.
Xin cảm ơn bà!
Nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam tiếp tục kháng kiện
Chị Bùi Thị Bông (Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) cùng 2 em trai đang hàng ngày chịu nỗi đau dioxin. Một người suốt ngày ngồi một chỗ, nói nhảm và đòi chết. Một người đi được ba bốn bước thì mất nửa tiếng. Ảnh: VNN
- Hôm nay (25/2), Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) ra tuyên bố cho biết các nạn nhân da cam/dioxin VN sẽ tiếp tục kháng kiện lên Tòa án tối cao Hoa Kỳ, kiện các công ty hóa chất Hoa Kỳ bồi thường cho những hậu quả, di chứng mà họ phải gánh chịu trong nhiều năm qua.
Trong tuyên bố, VAVA cho rằng Tòa án phúc thẩm lưu động số 2 Hoa Kỳ đã ra phán quyết “phi lý, thiên vị và không công bằng, không phù hợp với thực tiễn về hậu quả của chất độc da cam/dioxin đối với các nạn nhân Việt Nam” .
“Cần nhắc lại rằng, các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã cung cấp sản phẩm độc hại cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, kéo dài đối với con người và môi trường sinh thái Việt Nam".
"Các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã nhận biết được tác hại của chất độc này từ trước khi họ bán sản phẩm cho chính phủ Hoa Kỳ để sử dụng tại Việt Nam. Vì chạy theo lợi nhuận tối đa, họ đã thay đổi quy trình công nghệ, làm tăng rất nhiều lần hàm lượng dioxin trong chất diệt cỏ", tuyên bố của VAVA nhấn mạnh.
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN cho rằng các công ty hóa chất Hoa Kỳ "đã cố tình che giấu sự thật, làm ngơ và trốn tránh trách nhiệm trước những tội ác mà họ gây ra không chỉ đối với các nạn nhân Việt Nam, mà còn cả với nạn nhân của nhiều nước có quân tham chiến ở Việt Nam".
VAVA đặt câu hỏi: “Trong khi Chính phủ Mỹ vẫn phải trợ cấp hàng tỷ USD mỗi năm cho các nạn nhân của họ, tại sao những người Việt Nam là nạn nhân trực tiếp của chất độc da cam/dioxin, đứng ra khởi kiện các công ty hóa chất Hoa Kỳ lại bị bác bỏ?”.
Khẳng định tiếp tục kháng kiện lên Tòa án tối cao Hoa Kỳ, VAVA nói: “Các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam không còn sự lựa chọn nào khác là tiếp tục đấu tranh đòi công lý”.
Hội và các nạn nhân tiếp tục vận động dư luận trong và ngoài nước, kể cả dư luận Mỹ, nhân dân và chính giới Mỹ ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Những phóng viên tự do cũng tham gia vào Hội giúp đỡ những nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam
Chiều 13/3, ông Larry Vetter (sinh năm 1942, quốc tịch Mỹ), nguyên là đại úy Mỹ tham gia chiến trường Việt Nam năm 1965-1969, hiện là phóng viên tự do.
Ông Larry Vetter. Ảnh: NLD
Ông cho biết tham gia Hội nhằm đóng góp vào hoạt động vận động, ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam do hậu quả của chiến tranh để lại. Bản thân Larry Vetter cũng bị di chứng nhiễm chất độc này.
Dịp trở lại Việt Nam, ông Larry Vetter đã thăm lại nơi từng tham chiến như Khe Sanh, tây Đà Nẵng, đến Côn Đảo để gặp gỡ cựu tù còn sống sót nhằm tìm hiểu cuộc sống quá khứ và hiện tại của họ.
Theo Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố Đà Nẵng, đến nay đã có 7 người nước ngoài tự nguyện gia nhập Hội.
Ông Larry Vetter. Ảnh: NLD
Ông cho biết tham gia Hội nhằm đóng góp vào hoạt động vận động, ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam do hậu quả của chiến tranh để lại. Bản thân Larry Vetter cũng bị di chứng nhiễm chất độc này.
Dịp trở lại Việt Nam, ông Larry Vetter đã thăm lại nơi từng tham chiến như Khe Sanh, tây Đà Nẵng, đến Côn Đảo để gặp gỡ cựu tù còn sống sót nhằm tìm hiểu cuộc sống quá khứ và hiện tại của họ.
Theo Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố Đà Nẵng, đến nay đã có 7 người nước ngoài tự nguyện gia nhập Hội.
Chất độc da cam - câu chuyện vẫn còn tiếp diễn
Bà Tôn Nữ Thị Ninh là thành viên phía VN, nhóm Đối thoại Việt - Mỹ.
76,9 triệu lít thuốc diệt cỏ, trong đó chất da cam chiếm một lượng lớn mà quân đội Mỹ rải xuống VN để lại hậu quả nặng nề. Gần nửa thế kỷ sau hàng loạt hoạt động của các nhóm, tổ chức nhân đạo của cả hai phía Mỹ và VN vẫn đang tích cực diễn ra nhằm khắc phục hậu quả ấy.
Sự ra đời của nhóm Đối thoại Việt - Mỹ
Trong năm 2007, nhóm Đối thoại Việt - Mỹ về vấn đề chất độc màu da cam/đi-ô-xin đã ra đời với 10 thành viên là các nhà khoa học, nhà phân tích chính sách và các doanh nhân nổi bật của hai nước. Phía Việt Nam gồm có bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội; ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Quốc tế nhân dân Ban đối ngoại TƯ Đảng; Giáo sư Võ Quý, Đại học Quốc gia HN; Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện phụ sản Từ Dũ và trung tướng Trần Hanh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh VN.
Mục tiêu chính của nhóm Đối thoại là hỗ trợ các hoạt động nhân đạo và giảm thiểu hậu quả chất độc màu da cam/đi-ô-xin mà quân đội Mỹ đã rải xuống VN thời chiến tranh. Theo dự kiến, trong vòng 2 năm tới nhóm này sẽ hoạt động trên 4 tỉnh có nhiều nạn nhân chất độc màu da cam, gồm: Đồng Nai, Quảng Nam, Đà Nẵng và Thái Bình. Trước tiên sẽ là những hoạt động ở Đồng Nai, tỉnh này có sân bay Biên Hoà - nơi mà quân đội Mỹ sử dụng làm nơi chứa chất độc đi-ô-xin trong suốt khoảng thời gian từ năm 1964 đến 1971.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ đi-ô-xin trong đất, bùn, một số thực phẩm địa phương và mẫu máu của người dân vẫn cao ở mức báo động. Hiện Đồng Nai có tới trên 13.000 nạn nhân chất độc màu da cam, bị tàn tật hoặc bị các ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng, đáng chú ý trong đó có tới gần 3.200 nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi. Toàn tỉnh này hiện có 3 trung tâm: Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai; Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi-khuyết tật và đơn vị phục hồi chức năng. Các trung tâm này sẽ được huy động tham gia chương trình nhưng theo đánh giá cơ sở vật chất và năng lực của cả 3 nơi này còn rất hạn chế
Sống trên vùng đất nhiễm độc nhưng không mấy đề phòng
Thạc sĩ Trần Thị Tuyết Hạnh, Hội Y tế công cộng VN cho rằng, người dân thành phố Biên Hoà, đặc biệt là những người sống gần sân bay hiện đang phải đối mặt với những nguy cơ về sức khoẻ do phơi nhiễm với đi-ô-xin tồn tại trong môi trường, hoặc do tiêu thụ thực phẩm nhiễm chất này. Hội Y tế công cộng VN và hội y tế công cộng tỉnh Đồng Nai đều cho rằng phải can thiệp ngay để giảm đi những nguy cơ mà cộng đồng dân cư ở đây đang phải đối mặt.
Điều đáng buồn là chính người dân ở những khu vực nóng này lại không mấy quan tâm, không nhận thức đúng, đủ về đi-ô-xin. Có 400 người sống tại phường Trung Dũng và phường Tân Phong (Biên Hoà, Đồng Nai) được chọn ngẫu nhiên để hỏi. Chỉ có 7 người biết rằng chất đi-ô-xin có thể tồn tại trong đất, nước, không khí và thực phẩm, ngoài ra chỉ có 3,3% người được hỏi biết chất độc này có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua da, qua đường hô hấp và qua ăn uống. Phần lớn người tiêu dùng thực phẩm không quan tâm, hoặc không biết nguồn gốc thực phẩm sử dụng, số người biết được những loại thực phẩm có nguy cơ cao còn rất hạn chế.
Người dân địa phương cho rằng rau, củ quả và thuỷ hải sản là những loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm cao mà không mấy quan tâm đến thịt lợn, thịt bò...Chỉ một số ít người dân biết được các biện pháp phòng chống phơi nhiễm độc thông qua thực phẩm như ăn ít mỡ động vật, các sản phẩm bơ sữa. Tóm lại là sự đề phòng của người dân tại hai phường về chống nhiễm độc đi-ô-xin qua thực phẩm còn rất hạn chế, trong khi mức độ ô nhiễm đi-ô-xin trong môi trường, trong thực phẩm và thậm chí trong máu người là rất cao.
Điều đáng buồn là chính người dân ở những khu vực nóng này lại không mấy quan tâm, không nhận thức đúng, đủ về đi-ô-xin. Có 400 người sống tại phường Trung Dũng và phường Tân Phong (Biên Hoà, Đồng Nai) được chọn ngẫu nhiên để hỏi. Chỉ có 7 người biết rằng chất đi-ô-xin có thể tồn tại trong đất, nước, không khí và thực phẩm, ngoài ra chỉ có 3,3% người được hỏi biết chất độc này có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua da, qua đường hô hấp và qua ăn uống. Phần lớn người tiêu dùng thực phẩm không quan tâm, hoặc không biết nguồn gốc thực phẩm sử dụng, số người biết được những loại thực phẩm có nguy cơ cao còn rất hạn chế.
Người dân địa phương cho rằng rau, củ quả và thuỷ hải sản là những loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm cao mà không mấy quan tâm đến thịt lợn, thịt bò...Chỉ một số ít người dân biết được các biện pháp phòng chống phơi nhiễm độc thông qua thực phẩm như ăn ít mỡ động vật, các sản phẩm bơ sữa. Tóm lại là sự đề phòng của người dân tại hai phường về chống nhiễm độc đi-ô-xin qua thực phẩm còn rất hạn chế, trong khi mức độ ô nhiễm đi-ô-xin trong môi trường, trong thực phẩm và thậm chí trong máu người là rất cao.
ĐOÀN NẠN NHÂN DA CAM/ĐI-Ô-XIN VIỆT NAM ĐẾN NIU OÓC
Sáng 28-9-2008, đoàn nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam đã đến Niu Oóc, bắt đầu chuyến đi vận động tại một số thành phố lớn ở Mỹ nhằm tuyên truyền về hậu quả của chất độc hóa học mà quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam trong thời gian chiến tranh.
Đoàn do bà Đặng Hồng Nhựt, 72 tuổi, nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin, dẫn đầu. Bà Đặng Hồng Nhựt là người bị nhiễm chất da cam/đi-ô-xin trong thời gian chiến tranh, từng bị sảy thai, sinh con dị tật, và đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư.
Ra sân bay đón đoàn nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam có Đại sứ Bùi Thế Giang, Phó Trưởng đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đại diện Tổ chức chiến dịch cứu trợ và trách nhiệm với các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam (VAORRC) và đại diện nghiệp đoàn những người lái tắc-xi Hoa Kỳ, là tổ chức tình nguyện giúp đoàn về phương tiện đi lại trong thời gian ở Mỹ.
Trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Niu Oóc, bà Đặng Hồng Nhựt, cho biết mục đích chuyến đi này là giải thích cho nhân dân Mỹ về hậu quả của chất da cam/đi-ô-xin đối với con người và môi trường, tác hại của nó không chỉ đối với thế hệ những người từng trải qua chiến tranh, mà cả các thế hệ sau.
Theo bà Merle Ratner, đồng Phối hợp viên Tổ chức chiến dịch cứu trợ và trách nhiệm với các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam, đây là đoàn các nạn nhân chất da cam/đi-ô-xin Việt Nam thứ tư sang Mỹ. Bà cho biết thêm có 4 tổ chức quần chúng ở Mỹ hỗ trợ cho chuyến đi này thông qua đóng góp tài chính của những người tình nguyện.
Ngay trong ngày đầu tiên đến Niu Oóc, đoàn nạn nhân chất độc da cam/ đi-ô-xin Việt Nam đã được một số hãng truyền thông yêu cầu phỏng vấn. Chương trình hoạt động của đoàn trong thời gian ở Mỹ hết sức bận rộn, gồm nhiều cuộc gặp gỡ và nói chuyện, đặc biệt với sinh viên và học sinh Mỹ.
Đoàn do bà Đặng Hồng Nhựt, 72 tuổi, nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin, dẫn đầu. Bà Đặng Hồng Nhựt là người bị nhiễm chất da cam/đi-ô-xin trong thời gian chiến tranh, từng bị sảy thai, sinh con dị tật, và đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư.
Ra sân bay đón đoàn nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam có Đại sứ Bùi Thế Giang, Phó Trưởng đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đại diện Tổ chức chiến dịch cứu trợ và trách nhiệm với các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam (VAORRC) và đại diện nghiệp đoàn những người lái tắc-xi Hoa Kỳ, là tổ chức tình nguyện giúp đoàn về phương tiện đi lại trong thời gian ở Mỹ.
Trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Niu Oóc, bà Đặng Hồng Nhựt, cho biết mục đích chuyến đi này là giải thích cho nhân dân Mỹ về hậu quả của chất da cam/đi-ô-xin đối với con người và môi trường, tác hại của nó không chỉ đối với thế hệ những người từng trải qua chiến tranh, mà cả các thế hệ sau.
Theo bà Merle Ratner, đồng Phối hợp viên Tổ chức chiến dịch cứu trợ và trách nhiệm với các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam, đây là đoàn các nạn nhân chất da cam/đi-ô-xin Việt Nam thứ tư sang Mỹ. Bà cho biết thêm có 4 tổ chức quần chúng ở Mỹ hỗ trợ cho chuyến đi này thông qua đóng góp tài chính của những người tình nguyện.
Ngay trong ngày đầu tiên đến Niu Oóc, đoàn nạn nhân chất độc da cam/ đi-ô-xin Việt Nam đã được một số hãng truyền thông yêu cầu phỏng vấn. Chương trình hoạt động của đoàn trong thời gian ở Mỹ hết sức bận rộn, gồm nhiều cuộc gặp gỡ và nói chuyện, đặc biệt với sinh viên và học sinh Mỹ.
Giải quyết hậu quả đioxin trong chiến tranh việt nam
Từ ngày 27-11 đến ngày 1-12 năm 2000, tại Xingapo đã diễn ra cuộc họp của các nhà khoa học từ Mỹ và Việt Nam. Mục đích của cuộc họp này là đặt cơ sở cho sự hợp tác nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng tới sức khỏe con người, môi trường do chất độc mầu da cam và các loại thuốc diệt cỏ mà Mỹ đã rải xuống trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Trước đó, vào ngày 18- 8 -2000, cuộc họp trù bị đã diễn ra tại Mỹ. Tại đây các chuyên gia, các nhà khoa học quan tâm tới chất độc màu da cam đã tham dự và đưa ra những vấn đề chính cần được trao đổi trong cuộc họp ở Xingapo.
Tại Xingapo, cả hai đoàn Mỹ và Việt Nam đã đồng ý cùng nhau nghiên cứu đánh giá chính xác mức độ, vùng bị ô nhiễm chất độc mầu da cam, cũng như ảnh hưởng của nó tới sức khỏe, con người và môi trường.
Từ cuối năm l962 đến đầu năm 1971, trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải 19 triệu galông chất diệt cỏ lên những cánh rừng nhiệt đới ở Việt Nam và Lào, với hy vọng phá hủy các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Thuốc diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất là 2,4-D và 2,4,5-T. Hai loại này được phân biệt riêng dựa vào mầu vàng của vỏ thùng đựng vì vậy được đặt tên là "chất độc mầu da cam".
Những thuốc diệt cỏ này có chứa một lượng nhỏ sản phẩm phụ là chất 2, 3,7, 8 - tetraclođibenzo - p - đioxin (TCDD) và được gọi là đioxin. TCDD là hợp chất hữu cơ bền, có chu kỳ bán phân rã 8,7 năm trong cơ thể con người. Sau 25 năm kết thúc chiến tranh mà đioxin vẫn còn tồn tại trên đất nước Việt Nam. TCDD có hoạt tính sinh học mạnh, làm suy giảm hệ thống miễn dịch động vật, gây nên chứng hở vòm miệng và thiếu hụt đường tiết niệu ở chuột. Nếu chuột bị nhiễm TCDD, hóc môn sẽ bị rối loạn, làm ảnh hưởng tới chức năng của hệ thống nội tiết. TCDD còn gây ung thư (ung thư gan, các loại khối u, hodgkin), các vấn đề trong sinh sản và còn nhiều bệnh khác nữa. Tháng 2 năm 2001, TCDD đã được liệt vào danh sách những chất gây ung thư.
Hai bên đã thông qua 3 vấn đề mấu chốt trong hợp tác nghiên cứu: ảnh hưởng của TCDD tới sức khỏe con người, ảnh hưởng tới môi trường và xây dựng cơ sở nghiên cứu TCDD ở Việt Nam.
Đoàn Việt Nam đã đưa ra 4 vấn đề cần giải quyết trước có liên quan đến sức khỏe con người. Thứ nhất, cần nghiên cứu các bệnh dịch có liên quan đến TCDD. Thứ hai, nghiên cứu hoạt tính sinh học đặc biệt của TCDD ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, sinh sản và gen. Thứ ba, nghiên cứu tìm ra biện pháp phòng ngừa và tuyên truyền rộng cho nhân dân thông qua giáo dục và cải thiện sức khỏe ở cộng đồng. Thứ tư, Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề tìm ra những biện pháp chữa bệnh mới - có thể kết hợp với y học cổ truyền.
Về nghiên cứu, đánh giá và cải thiện môi trường ở những vùng nhiễm chất độc mầu da cam, hai bên đã nhất trí phải tìm ra những điểm nóng. Trong cuộc họp người ta đã thảo luận kỹ về công nghệ xử lý môi trường và sự phối hợp giữa hai bên. Trước mắt, dùng phương pháp phân tích nhanh, chính xác, rẻ tiền để xác định thùng nào bị ô nhiễm nhiều để xử lý trước.
Muốn nghiên cứu ảnh hưởng của TCDD, cũng như cải thiện môi trường thì phải xây dựng các phòng nghiên cứu ở Việt Nam và Lào. Trước mắt, các nhà khoa học Việt Nam sang Mỹ học tập và nghiên cứu, sau đó, mạng Intemet có thể là phương tiện đào tạo từ xa. Phía Mỹ hứa giúp Việt Nam xây dựng phòng thí nghiệm có khả năng xác định đioxin có trong cơ thể người và trong môi trường, thẩm định ảnh hưởng tới sức khỏe, cung cấp cho Việt Nam những phương pháp kiểm tra hiệu quả, đảm bảo và đào tạo cán bộ khoa học về kỹ năng và công nghệ để có khả năng nghiên cứu những vấn đề có liên quan tới TCDD. Để sự hợp tác giữa các nhà khoa học nhanh chóng được thực hiện, hai đoàn phải trình với chính phủ hai nước để ký hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ.
Phía Mỹ rất quan tâm tới sự hợp tác giữa hai bên và hứa giúp Việt Nam trong các vấn đề mà họ có nhiều kinh nghiệm như: vệ sinh dịch tễ, theo dõi ảnh hưởng sức khỏe do tác động của đioxin và những hợp chất giống đioxin tới con người và đào tạo cán bộ.
Trước đó, vào ngày 18- 8 -2000, cuộc họp trù bị đã diễn ra tại Mỹ. Tại đây các chuyên gia, các nhà khoa học quan tâm tới chất độc màu da cam đã tham dự và đưa ra những vấn đề chính cần được trao đổi trong cuộc họp ở Xingapo.
Tại Xingapo, cả hai đoàn Mỹ và Việt Nam đã đồng ý cùng nhau nghiên cứu đánh giá chính xác mức độ, vùng bị ô nhiễm chất độc mầu da cam, cũng như ảnh hưởng của nó tới sức khỏe, con người và môi trường.
Từ cuối năm l962 đến đầu năm 1971, trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải 19 triệu galông chất diệt cỏ lên những cánh rừng nhiệt đới ở Việt Nam và Lào, với hy vọng phá hủy các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Thuốc diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất là 2,4-D và 2,4,5-T. Hai loại này được phân biệt riêng dựa vào mầu vàng của vỏ thùng đựng vì vậy được đặt tên là "chất độc mầu da cam".
Những thuốc diệt cỏ này có chứa một lượng nhỏ sản phẩm phụ là chất 2, 3,7, 8 - tetraclođibenzo - p - đioxin (TCDD) và được gọi là đioxin. TCDD là hợp chất hữu cơ bền, có chu kỳ bán phân rã 8,7 năm trong cơ thể con người. Sau 25 năm kết thúc chiến tranh mà đioxin vẫn còn tồn tại trên đất nước Việt Nam. TCDD có hoạt tính sinh học mạnh, làm suy giảm hệ thống miễn dịch động vật, gây nên chứng hở vòm miệng và thiếu hụt đường tiết niệu ở chuột. Nếu chuột bị nhiễm TCDD, hóc môn sẽ bị rối loạn, làm ảnh hưởng tới chức năng của hệ thống nội tiết. TCDD còn gây ung thư (ung thư gan, các loại khối u, hodgkin), các vấn đề trong sinh sản và còn nhiều bệnh khác nữa. Tháng 2 năm 2001, TCDD đã được liệt vào danh sách những chất gây ung thư.
Hai bên đã thông qua 3 vấn đề mấu chốt trong hợp tác nghiên cứu: ảnh hưởng của TCDD tới sức khỏe con người, ảnh hưởng tới môi trường và xây dựng cơ sở nghiên cứu TCDD ở Việt Nam.
Đoàn Việt Nam đã đưa ra 4 vấn đề cần giải quyết trước có liên quan đến sức khỏe con người. Thứ nhất, cần nghiên cứu các bệnh dịch có liên quan đến TCDD. Thứ hai, nghiên cứu hoạt tính sinh học đặc biệt của TCDD ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, sinh sản và gen. Thứ ba, nghiên cứu tìm ra biện pháp phòng ngừa và tuyên truyền rộng cho nhân dân thông qua giáo dục và cải thiện sức khỏe ở cộng đồng. Thứ tư, Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề tìm ra những biện pháp chữa bệnh mới - có thể kết hợp với y học cổ truyền.
Về nghiên cứu, đánh giá và cải thiện môi trường ở những vùng nhiễm chất độc mầu da cam, hai bên đã nhất trí phải tìm ra những điểm nóng. Trong cuộc họp người ta đã thảo luận kỹ về công nghệ xử lý môi trường và sự phối hợp giữa hai bên. Trước mắt, dùng phương pháp phân tích nhanh, chính xác, rẻ tiền để xác định thùng nào bị ô nhiễm nhiều để xử lý trước.
Muốn nghiên cứu ảnh hưởng của TCDD, cũng như cải thiện môi trường thì phải xây dựng các phòng nghiên cứu ở Việt Nam và Lào. Trước mắt, các nhà khoa học Việt Nam sang Mỹ học tập và nghiên cứu, sau đó, mạng Intemet có thể là phương tiện đào tạo từ xa. Phía Mỹ hứa giúp Việt Nam xây dựng phòng thí nghiệm có khả năng xác định đioxin có trong cơ thể người và trong môi trường, thẩm định ảnh hưởng tới sức khỏe, cung cấp cho Việt Nam những phương pháp kiểm tra hiệu quả, đảm bảo và đào tạo cán bộ khoa học về kỹ năng và công nghệ để có khả năng nghiên cứu những vấn đề có liên quan tới TCDD. Để sự hợp tác giữa các nhà khoa học nhanh chóng được thực hiện, hai đoàn phải trình với chính phủ hai nước để ký hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ.
Phía Mỹ rất quan tâm tới sự hợp tác giữa hai bên và hứa giúp Việt Nam trong các vấn đề mà họ có nhiều kinh nghiệm như: vệ sinh dịch tễ, theo dõi ảnh hưởng sức khỏe do tác động của đioxin và những hợp chất giống đioxin tới con người và đào tạo cán bộ.
Nhóm đối thoại Việt Nam-Mỹ về vấn đề da cam/đi-ô-xin: Rất cần sự cảm thông và chia sẻ của người dân Mỹ
Nhóm đối thoại Việt Nam-Mỹ về vấn đề da cam/đi-ô-xin tại buổi thảo luận
“Có bao nhiêu người thực sự biết đến hậu quả của chất độc da cam/đi-ô-xin đối với con người và môi trường Việt Nam chứ chưa nói đến có bao nhiêu người hỗ trợ cho việc giải quyết nó?”, bà Tôn Nữ Thị Ninh, thành viên của nhóm đối thoại Việt-Mỹ về vấn đề da cam/đi-ô-xin đã mở đầu cuộc đối thoại chiều hôm qua tại Hà Nội bằng một câu hỏi.
Cần được thảo luận một cách cởi mở, rộng rãi
Theo bà Ninh, thực tế ở Mỹ hiện nay, vấn đề da cam/đi-ô-xin vẫn chưa phải là vấn đề thuộc diện phổ biến, chưa được nhiều người biết tới và quan tâm, hay nói theo cách dùng thời thượng trong giới chính trị thế giới hiện nay, chưa là một trong vấn đề “chủ lưu” trong sinh hoạt của nước Mỹ và người Mỹ.
Chính vì thế, mỗi khi đưa vấn đề đi-ô-xin ra thảo luận ở bên Mỹ thì có nhiều người vẫn mang những phản ứng có tính “tự vệ”. Điều đó được bà kiểm chứng qua nhiều câu chuyện. Dẫn câu chuyện về Bin Ghết trong chuyến sang Việt Nam lần thứ hai để tìm hiểu việc tài trợ cho các dự án y tế cộng đồng của Việt Nam, khi được hỏi về vấn đề đi-ô-xin, nhà tỷ phú không tiếc tiền làm từ thiện ngay câu đầu tiên đã hỏi “hậu quả của việc sử dụng da cam/đi-ô-xin với con người và môi trường Việt Nam là gì?”.
Câu chuyện thứ hai là về Thượng nghị sĩ Gim Oép, một người có mối liên hệ khá gần gũi với Việt Nam (vợ ông là người Mỹ gốc Việt). Trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ông Gim Oép đã phát biểu cam kết hỗ trợ tăng cường quan hệ Việt-Mỹ. Nhưng khi bà Ninh đề cập đến việc quốc hội Mỹ phân bổ ngân sách 3 triệu USD hỗ trợ việc giải quyết vấn đề môi trường và sức khỏe của những người sinh sống ở vùng bị nhiễm đi-ô-xin ở Việt Nam thì ông Gim Oép cũng phản ứng gần như tương tự. “Ông ấy cũng trả lời ngay rằng tác động môi trường là có thể hiểu được nhưng tác động với sức khỏe người dân thì cần thận trọng vì vấn đề này rất dễ bị lạm dụng”, bà Ninh nhớ lại.
“Chủ lưu hóa” ở đây theo ý bà Ninh là để vấn đề đi-ô-xin da cam được thảo luận một cách cởi mở và rộng rãi hơn, để nó trở thành câu chuyện trong sinh hoạt hằng ngày của người dân Mỹ. Đây là diễn đàn mở, không đối đầu, với mục đích là đem lại sự hỗ trợ tối đa cho nạn nhân da cam/đi-ô-xin. Vì vậy, việc đưa vấn đề này ra thảo luận như câu chuyện trong sinh hoạt hằng ngày của người Mỹ là thực sự cần thiết, để họ có thể cảm thông và chia sẻ, từ đó dẫn tới những sự hỗ trợ trực tiếp cho nạn nhân da cam/đi-ô-xin Việt Nam mà không cần thông qua các dự án.
Cần phải có một phòng xét nghiệm đi-ô-xin tại Việt Nam
Một trong những mục tiêu của nhóm đối thoại là việc xây dựng một phòng thí nghiệm đi-ô-xin tại Việt Nam. Về vấn đề này, đại diện của UNDP đã thắc mắc có cần thiết không khi mà ở Việt Nam đã có 3 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn trung bình khá trong số 16 phòng thí nghiệm chuyên dụng về đi-ô-xin trên thế giới. Theo giáo sư Võ Quý, thành viên của nhóm đối thoại, các phòng thí nghiệm ở Việt Nam có khả năng rất thấp, trong khi cần rất nhiều phân tích về đi-ô-xin. Nếu muốn phân tích đi-ô-xin ở Việt Nam một cách chi tiết thì một chục phòng thí nghiệm vẫn là chưa đủ, vì vấn đề đi-ô-xin ở Việt Nam là rất lớn. Do đó Việt Nam cần có một phòng thí nghiệm tiêu chuẩn cao nhất để giải quyết các vấn đề về môi trường và con người.
Theo giáo sư Quý, Việt Nam đã gửi rất nhiều mẫu vật phẩm và bệnh phẩm ra nước ngoài để xét nghiệm nhưng kết quả cho về chưa chắc đã đủ độ tin cậy. “Điều quan trọng là chúng tôi cần phòng thí nghiệm không phải mục đích đưa ra lý lẽ để kiện mà trên hết để hiểu được thực chất việc nhiễm đi-ô-xin ở Việt Nam hiện nay ở mức độ nào, từ đó đề ra phương hướng xử lý chính xác”.
Trong nhiều năm qua các nhà khoa học Mỹ đã mang hàng nghìn mẫu máu, đất, nước, thực phẩm từ Việt Nam sang Mỹ để làm các xét nghiệm và giá của một lần xét nghiệm cho một mẫu là từ 800 đến 2.000USD. Theo tiến sĩ Be-li, đại diện của Quỹ Ford, chi phí cho việc đó quá đắt đỏ và không khả thi. Ông Be-li cũng cho rằng để bảo đảm hiệu quả và lâu dài thì việc xây dựng một phòng thí nghiệm đi-ô-xin tại Việt Nam là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, về vấn đề ngân sách thì ông Be-li cho rằng ngoài nỗ lực của nhóm đối thoại và các nhà tài trợ, việc đưa vấn đề này ra thành “dòng chủ lưu” để thảo luận một cách cởi mở trong xã hội Mỹ cũng có thể thu hút thêm những cá nhân quan tâm, từ đó hình thành nguồn hỗ trợ chính.
LẬP NHÓM CÔNG TÁC VIỆT - MỸ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DA CAM
Hội đồng tư vấn Việt - Mỹ (JAC) đã quyết định thành lập các nhóm công tác nhằm thúc đẩy nhanh hơn các hoạt động khắc phục hậu quả chất da cam/đi-ô-xin tại Việt Nam, Tiến sỹ Lê Kế Sơn, đồng Chủ tịch JAC cho biết chiều 16-8.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Mai-cơn Mi-chen-lắc (Michael Michalak), ông Lê Kế Sơn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ban chỉ đạo 33), cho biết tham gia các nhóm này sẽ là các nhà khoa học và một số thành viên của JAC, với sự góp ý của một số chuyên gia trong và ngoài nước và một số nhà tài trợ.
Các nhóm công tác được thành lập để xây dựng các chương trình với danh mục các hoạt động ưu tiên trong lĩnh vực môi trường như xác định mức độ, quy mô ô nhiễm, lựa chọn xử lý phù hợp, xây dựng các dự án tổng thể và các dự án nhỏ để từng bước giải quyết triệt để ô nhiễm đi-ô-xin ở Đà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát.
Nhóm công tác cũng sẽ tham gia xây dựng một khung chương trình với các hoạt động ưu tiên đối với sức khỏe con người, như chăm sóc người khuyết tật, bao gồm cả các nạn nhân của chất da cam/đi-ô-xin, và tư vấn sinh sản, di truyền để hạn chế sinh ra những trẻ em bị dị tật bẩm sinh.
Theo Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Mi-chen-lắc, thông qua Cơ quan Điều phối Viện trợ Quốc tế Mỹ, Chính phủ Mỹ đã cam kết dành 3 triệu USD để giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chất da cam/đi-ô-xin và một phần của số tiền này sẽ được sử dụng cho sự hoạt động của các nhóm công tác này.
Tiến sỹ Lê Kế Sơn cho biết trong thời gian qua, với sự tài trợ của Quỹ Ford của Mỹ, Việt Nam đã xây dựng công trình ngăn chặn sự lan tỏa đi-ô-xin trong khu vực sân bay Đà Nẵng. Các chuyên gia của Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ (USEPA) đã tham gia quá trình thiết kế và tư vấn kỹ thuật cho công trình này.
Ngoài ra, hai bên đã thảo luận và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và lựa chọn các giải pháp kỹ thuật phù hợp xử lý đi-ô-xin ở Việt Nam. Phía Mỹ cũng giúp Việt Nam vẽ bản đồ khu vực ô nhiễm.
Theo đại sứ Mi-chen-lắc “sự hợp tác tuyệt vời” giữa Văn phòng 33 và Chính phủ Mỹ cũng như các tổ chức phi chính phủ, trong đó có tổ chức Ford, là thành công lớn đạt được trong năm qua.
“Tôi tin rằng chúng ta đang ở thời điểm rất tốt đẹp trong quan hệ hợp tác Mỹ - Việt Nam, từ vấn đề tìm kiếm người mất tích (MIA) đến vấn đề điôxin, rồi rà phá bom mìn chưa nổ sau chiến tranh và những vấn đề khác ảnh hưởng đến người dân Việt Nam và chúng tôi muốn xây dựng quan hệ này tốt hơn nữa,” Đại sứ Mi-chen-lắc nói.
Cuộc họp lần thứ ba của Hội đồng tư vấn Việt - Mỹ - diễn đàn song phương dành cho đối thoại khoa học cấp cao về chất da cam/đi-ô-xin, diễn ra tại Hà Nội trong bốn ngày từ 8-9. Cuộc họp giúp hai chính phủ Việt Nam và Mỹ hiểu rõ hơn về mức độ phơi nhiễm của đi-ô-xin và đưa ra những khuyến nghị về sức khỏe con người và các tác động đối với môi trường của chất da cam/đi-ô-xin./.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Mai-cơn Mi-chen-lắc (Michael Michalak), ông Lê Kế Sơn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ban chỉ đạo 33), cho biết tham gia các nhóm này sẽ là các nhà khoa học và một số thành viên của JAC, với sự góp ý của một số chuyên gia trong và ngoài nước và một số nhà tài trợ.
Các nhóm công tác được thành lập để xây dựng các chương trình với danh mục các hoạt động ưu tiên trong lĩnh vực môi trường như xác định mức độ, quy mô ô nhiễm, lựa chọn xử lý phù hợp, xây dựng các dự án tổng thể và các dự án nhỏ để từng bước giải quyết triệt để ô nhiễm đi-ô-xin ở Đà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát.
Nhóm công tác cũng sẽ tham gia xây dựng một khung chương trình với các hoạt động ưu tiên đối với sức khỏe con người, như chăm sóc người khuyết tật, bao gồm cả các nạn nhân của chất da cam/đi-ô-xin, và tư vấn sinh sản, di truyền để hạn chế sinh ra những trẻ em bị dị tật bẩm sinh.
Theo Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Mi-chen-lắc, thông qua Cơ quan Điều phối Viện trợ Quốc tế Mỹ, Chính phủ Mỹ đã cam kết dành 3 triệu USD để giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chất da cam/đi-ô-xin và một phần của số tiền này sẽ được sử dụng cho sự hoạt động của các nhóm công tác này.
Tiến sỹ Lê Kế Sơn cho biết trong thời gian qua, với sự tài trợ của Quỹ Ford của Mỹ, Việt Nam đã xây dựng công trình ngăn chặn sự lan tỏa đi-ô-xin trong khu vực sân bay Đà Nẵng. Các chuyên gia của Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ (USEPA) đã tham gia quá trình thiết kế và tư vấn kỹ thuật cho công trình này.
Ngoài ra, hai bên đã thảo luận và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và lựa chọn các giải pháp kỹ thuật phù hợp xử lý đi-ô-xin ở Việt Nam. Phía Mỹ cũng giúp Việt Nam vẽ bản đồ khu vực ô nhiễm.
Theo đại sứ Mi-chen-lắc “sự hợp tác tuyệt vời” giữa Văn phòng 33 và Chính phủ Mỹ cũng như các tổ chức phi chính phủ, trong đó có tổ chức Ford, là thành công lớn đạt được trong năm qua.
“Tôi tin rằng chúng ta đang ở thời điểm rất tốt đẹp trong quan hệ hợp tác Mỹ - Việt Nam, từ vấn đề tìm kiếm người mất tích (MIA) đến vấn đề điôxin, rồi rà phá bom mìn chưa nổ sau chiến tranh và những vấn đề khác ảnh hưởng đến người dân Việt Nam và chúng tôi muốn xây dựng quan hệ này tốt hơn nữa,” Đại sứ Mi-chen-lắc nói.
Cuộc họp lần thứ ba của Hội đồng tư vấn Việt - Mỹ - diễn đàn song phương dành cho đối thoại khoa học cấp cao về chất da cam/đi-ô-xin, diễn ra tại Hà Nội trong bốn ngày từ 8-9. Cuộc họp giúp hai chính phủ Việt Nam và Mỹ hiểu rõ hơn về mức độ phơi nhiễm của đi-ô-xin và đưa ra những khuyến nghị về sức khỏe con người và các tác động đối với môi trường của chất da cam/đi-ô-xin./.
Vấn đề chất độc da cam/đi-ô-xin trong chiến tranh Việt Nam
Chiến dịch sử dụng chất độc màu da cam tại chiến trường Việt Nam đã được quân đội Mỹ chính thức phát động ngày 30/11/1961 với mật danh: “Chiến dịch bàn tay dài” (Operation Ranch Hand). Chiến dịch này được Mỹ công bố chính thức kết thúc vào năm 1971 nhưng thực tế vẫn được nguỵ quyền Sài Gòn sử dụng tới tháng 4/1975.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ và đồng minh đã sử dụng 16 loại chất diệt cây các loại với 100.000 tấn chất độc hoá học, trong đó có 57.000 tấn chất độc da cam trên diện tích khoảng 3 triệu ha ở Việt Nam.
Đi-ô-xin là loại hoá chất độc hại nhất mà loài người đã tổng hợp được năm 1957, gây nên hậu quả nặng nề lên người như ung thư, dị dạng, tâm thần và mức độ di truyền qua nhiều thế hệ dù với liều nhiểm độc rất thấp. Tình đến nay, chất độc da cam/đi-ô-xin đã ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống trên 4 triệu người Việt Nam, trong đó số người mắc bệnh được xác định là 447.845 người, chiếm 0,58% dân số cả nước với cả 3 thế hệ (nhiễm trực tiếp, con đẻ, cháu); các loại bệnh phổ biến là bại liệt, ung thư, tâm thần, bệnh ngoài da, suy giảm miễn dịch… Các vùng đất bị nhiễm chất độc nặng nhất thuộc các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai…
Chia sẻ với nỗi đau và mất mát mà những nạn nhân chất độc da cam/ đi-ô-xin phải chịu đựng, Đảng và nhà nước ta đã ban hành các chế độ, chính sách xã hội đối với những người tham gia kháng chiến và con, cháu họ bị nhiễm chất độc hóa học Mỹ. Ngày 8/4/1981, Bộ thương binh và Xã hội đã có hướng dẫn các Sở Thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố hỗ trợ các nạn nhân bị nhiễm độc. Ngày 23/2/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 26/2000/QĐ-TTg về một số chế độ trợ cấp cho các nạn nhân bị nhiễm độc. Ngày 5/7/2004, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 120/2004 QĐ-TTg về một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả do nhiễm chất độc hoá học Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Viêt Nam (Quyết định này thay thế Quyết định số 26/2000/QĐ- TTh ngày 23/2/2000). Các địa phương đặc biệt quan tâm tới việc trợ giúp các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin là Tp.HCM, Khánh Hòa, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Nam Định, Hà Nội, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hải Dương, Hải Phòng, Đồng Nai.
Cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin của Việt Nam đã được Giáo sư Tôn Thất Tùng đưa ra diễn đàn quốc tế từ năm 1970. Từ năm 1980 đến nay, Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu về hậu quả chất độc này và yêu cầu phía Mỹ phải chịu trách nhiệm.
Ngày 30/1/2004, các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin của Việt Nam đã khởi kiện 37 công ty Mỹ cung cấp hóa chất độc cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam lên Tòa án Liên bang Mỹ tại Bruclin (Niu Oóc- Mỹ). Phiên tranh tụng đầu tiên đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế, kể cả dư luận nhân dân và các chính khách Mỹ. Trong những ngày qua, nhiều nước và vùng lãnh thỗ, nhiều tổ chức quốc tế, các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan ngôn luận và thông tấn báo chí trên thế giới đã thông tin bình luận ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin của Việt Nam, góp phần làm dư luận Mỹ và quốc tế hiểu rõ hơn về lập trường của phía Việt Nam và trách nhiệm của phía Mỹ đối với hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, đòi các công ty Mỹ phải thực hiện nghĩa vụ và đạo lý, lương tâm, đền bù vật chất cho các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin. Ngày 10/3/2004, sau 10 ngày kể từ phiên tranh tụng của vụ kiện, Chánh tòa án liên bang Mỹ Jack B.Weistein đã ra phán quyết: bác đơn kiện của các nạn nhân Việt Nam. Đây là một quyết định vội vã, vô trách nhiệm và sai lầm của phiên toà này, giúp 37 công ty Hoá chất Mỹ trốn trách nhiệm đối với hậu quả nghiêm trọng mà họ đã gây ra.
Thế nhưng, được sự ủng hộ, cổ vũ của toàn thể nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên thế giới, các nạn nhân chất độc da cam/Đi-ô-xin của Việt nam quyết đeo đuổi cuộc đấu tranh đến cùng-vì công lý, vì đạo lý, vì quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của con người.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ và đồng minh đã sử dụng 16 loại chất diệt cây các loại với 100.000 tấn chất độc hoá học, trong đó có 57.000 tấn chất độc da cam trên diện tích khoảng 3 triệu ha ở Việt Nam.
Đi-ô-xin là loại hoá chất độc hại nhất mà loài người đã tổng hợp được năm 1957, gây nên hậu quả nặng nề lên người như ung thư, dị dạng, tâm thần và mức độ di truyền qua nhiều thế hệ dù với liều nhiểm độc rất thấp. Tình đến nay, chất độc da cam/đi-ô-xin đã ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống trên 4 triệu người Việt Nam, trong đó số người mắc bệnh được xác định là 447.845 người, chiếm 0,58% dân số cả nước với cả 3 thế hệ (nhiễm trực tiếp, con đẻ, cháu); các loại bệnh phổ biến là bại liệt, ung thư, tâm thần, bệnh ngoài da, suy giảm miễn dịch… Các vùng đất bị nhiễm chất độc nặng nhất thuộc các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai…
Chia sẻ với nỗi đau và mất mát mà những nạn nhân chất độc da cam/ đi-ô-xin phải chịu đựng, Đảng và nhà nước ta đã ban hành các chế độ, chính sách xã hội đối với những người tham gia kháng chiến và con, cháu họ bị nhiễm chất độc hóa học Mỹ. Ngày 8/4/1981, Bộ thương binh và Xã hội đã có hướng dẫn các Sở Thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố hỗ trợ các nạn nhân bị nhiễm độc. Ngày 23/2/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 26/2000/QĐ-TTg về một số chế độ trợ cấp cho các nạn nhân bị nhiễm độc. Ngày 5/7/2004, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 120/2004 QĐ-TTg về một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả do nhiễm chất độc hoá học Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Viêt Nam (Quyết định này thay thế Quyết định số 26/2000/QĐ- TTh ngày 23/2/2000). Các địa phương đặc biệt quan tâm tới việc trợ giúp các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin là Tp.HCM, Khánh Hòa, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Nam Định, Hà Nội, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hải Dương, Hải Phòng, Đồng Nai.
Cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin của Việt Nam đã được Giáo sư Tôn Thất Tùng đưa ra diễn đàn quốc tế từ năm 1970. Từ năm 1980 đến nay, Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu về hậu quả chất độc này và yêu cầu phía Mỹ phải chịu trách nhiệm.
Ngày 30/1/2004, các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin của Việt Nam đã khởi kiện 37 công ty Mỹ cung cấp hóa chất độc cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam lên Tòa án Liên bang Mỹ tại Bruclin (Niu Oóc- Mỹ). Phiên tranh tụng đầu tiên đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế, kể cả dư luận nhân dân và các chính khách Mỹ. Trong những ngày qua, nhiều nước và vùng lãnh thỗ, nhiều tổ chức quốc tế, các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan ngôn luận và thông tấn báo chí trên thế giới đã thông tin bình luận ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin của Việt Nam, góp phần làm dư luận Mỹ và quốc tế hiểu rõ hơn về lập trường của phía Việt Nam và trách nhiệm của phía Mỹ đối với hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, đòi các công ty Mỹ phải thực hiện nghĩa vụ và đạo lý, lương tâm, đền bù vật chất cho các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin. Ngày 10/3/2004, sau 10 ngày kể từ phiên tranh tụng của vụ kiện, Chánh tòa án liên bang Mỹ Jack B.Weistein đã ra phán quyết: bác đơn kiện của các nạn nhân Việt Nam. Đây là một quyết định vội vã, vô trách nhiệm và sai lầm của phiên toà này, giúp 37 công ty Hoá chất Mỹ trốn trách nhiệm đối với hậu quả nghiêm trọng mà họ đã gây ra.
Thế nhưng, được sự ủng hộ, cổ vũ của toàn thể nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên thế giới, các nạn nhân chất độc da cam/Đi-ô-xin của Việt nam quyết đeo đuổi cuộc đấu tranh đến cùng-vì công lý, vì đạo lý, vì quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của con người.
Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2008
Biểu dương các nạn nhân chất độc da cam/điôxin vượt khó: Vượt lên nỗi đau
Ngày 6-8, tại Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam và Trung tâm Giáo dục Truyền thống và Lịch sử đã tổ chức cuộc gặp mặt biểu dương nạn nhân chất độc da cam/điôxin có hoàn cảnh đặc biệt, vượt khó, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu đại diện cho hơn 4 triệu nạn nhân cả nước. Họ đến đặt hoa ở Đài Tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ (Bắc Sơn, Hà Nội); đến thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám; giao lưu, kể chuyện làm giàu, giúp đỡ lẫn nhau, hòa nhập vào cộng đồng xã hội, đóng góp chút công sức nhỏ cho đất nước. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có cuộc gặp gỡ thân mật, cảm động với các nạn nhân chất độc da cam/điôxin.
Trong hàng trăm nạn nhân chất độc da cam/điôxin ở buổi giao lưu, tôi tình cờ gặp anh Đà Giang Tụng, cựu chiến binh đến từ ấp Đồng Cỏ, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - vừa là thương binh hạng 1/4, vừa là nạn nhân chất độc da cam. Anh Tụng như “khắc cốt ghi xương” cái ngày đơn vị anh trú quân ở cánh rừng Khộp, tỉnh Xiêng Khoảng (Lào). Anh kể:
- Chiều ấy không có pháo, không bom, trời Xiêng Khoảng xanh và rất cao. Đơn vị đang nấu cơm thì một “thằng C130” bay đến. Từ hai cánh của nó phun ra một lớp màu trắng như sữa. Cả khu vực trú quân sực lên mùi rất khó chịu. Tôi bị tức ngực ngất đi. Sau lần ấy, sức khỏe cứ kém dần. Có lẽ do hít phải chất độc ấy mà dạ dày, gan, ruột "hỏng" hết.
Điều trị vết thương ổn định, anh Tụng chuyển về công tác ở ngành Lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ. Người anh cứ gầy như xác ve. Nhiều đồng đội thương anh an ủi: “Ông uống nghệ nhiều vào để sống thêm vài năm nữa”. Hình như lời nói của đồng đội và đứa con lớn do ảnh hưởng chất độc da cam/điôxin bị bệnh tâm thần phân liệt đã động viên anh, giúp anh có nghị lực để vượt lên số phận.
Tháng trước, trong lần công tác, được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ giới thiệu anh là điển hình làm kinh tế giỏi, tôi đến thăm anh. Anh đưa tôi vào cánh rừng rộng 10 ha trồng toàn sao đen và keo tai tượng. Những cây sao và keo tai tượng 10 năm tuổi thẳng tắp, mỡ màng chuẩn bị đến ngày khai thác. Anh tự hào:
- Năm 1991, vết thương tái phát, trong người đầy bệnh, những lúc “trái gió trở giời” chất độc phát tác khiến mắt hoa, đầu nặng, chân tay như rời ra từng khúc, nhưng gia đình tôi vẫn nhận 5 ha rừng với ý nghĩ “có đất là có vàng”. Tôi đi vay vốn để mua cây keo và sao đen. Dưới gốc keo, gốc sao tôi trồng xen sắn, đậu tương, lạc… Nhờ chăm chỉ thức khuya dậy sớm, mỗi năm tôi thu được dăm tấn hoa màu, đủ lương thực để “no bụng”, có sức để chăm rừng. Năm 1993, tôi nhận thêm 5 ha nữa. Có lẽ do tôi chịu khó đọc sách kỹ thuật, biết cách chăm sóc nên rừng của tôi khá tốt. Năm nay, chỉ riêng tiền tỉa củi một tuần, rừng của tôi cũng cho số tiền một triệu đồng.
16 năm trồng rừng, anh chị đã tiết kiệm xây được căn nhà rộng 100m2. Anh khoe:
- Nhà ở giữa rừng không cần quạt điện nhưng mát quanh năm. Vốn liếng có được, tôi dự định sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích rừng. Cánh rừng này đã giữ nước cho khu ruộng dưới thung lũng, để một năm bà con ở xóm tôi có thể cấy được 3 vụ lúa. Tôi tự hào là thương binh “tàn nhưng không phế” như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy anh em chúng tôi.
Không giống hoàn cảnh như thương binh Đà Giang Tụng, cựu chiến binh Lê Sĩ Tiến cứ 7 giờ sáng lại đẩy chi@8@C4�n, trên đó có đứa con đầu của ông – cháu Lê Thanh Hải – đưa đến Trường đại học Ngoại ngữ. 10 năm làm bác sĩ quân y ở chiến trường Tây Nguyên, ông đã bị nhiễm chất độc da cam/điôxin. Và di chứng ấy đã truyền sang con ông. Hải rất thông minh nhưng đôi chân như hai “dải khoai” cứ vắt va vắt vẻo. Tôi tìm đến thăm nhà ông vào buổi tối thứ bảy. Trong căn nhà nhỏ, chật chội, ông vẫn dành cho con căn phòng rộng nhất, đẹp nhất. Nơi ấy Hải đang chăm chú đọc thơ Bai-rơn bằng nguyên bản tiếng Anh. Ông Tiến vui vẻ tiếp tôi, ông nói:
- Tuy cháu bị nhiễm độc da cam nhưng vẫn rất thông minh, học đến năm thứ 3 cháu đã biết giúp đỡ gia đình bằng việc dịch thuê tài liệu về nuôi trồng thủy sản. Bạn bè, thầy cô giáo, kể cả người dân ở khu vực Trường đại học Ngoại ngữ đều gần gũi và giúp đỡ cháu khiến cháu hòa mình vào cộng đồng rất nhanh.
Cũng bị nhiễm chất độc da cam/điôxin, thương binh Hoàng Đức Đồng khi rời quân ngũ đã tổ chức đồng đội, bạn bè lập ra Công ty cổ phần Thương mại CCB, chuyên sản xuất xe lăn cho thương binh nặng và các cháu bị nhiễm chất độc da cam/điôxin. Đã từng là cộng tác viên đắc lực của báo Quân đội nhân dân, gặp tôi, anh nói chuyện thân mật:
- Sức khỏe của mình yếu lắm. Cháu đầu – Hoàng Phúc Thắng – do bị nhiễm chất độc da cam/điôxin nên 12 tuổi mà trí tuệ của cháu như đứa trẻ lên hai tuổi. Công ty của mình chuyên sản xuất xe lăn cũng vì nghĩ ở Việt Nam, ngoài hàng vạn thương binh cần đến phương tiện này còn có hơn con số đó các cháu bị di chứng chất độc da cam mà tay chân, thân thể không còn lành lặn cũng cần đến nó.
Anh giới thiệu cho tôi chiếc xe lăn điện của công ty anh. Đó cũng là một sản phẩm làm bằng trí óc và tấm lòng của người cha đối với đứa con bị tật nguyền nên vô cùng tiện dụng.
Trong buổi giao lưu truyền thống “Bài ca ân nghĩa”, tôi gặp cháu Trần Quang Thái bị nhiễm chất độc da cam/điôxin, đôi chân cháu ngắn như hai cục thịt, phải di chuyển bằng đôi nạng gỗ. Nhà Thái ở phường Trần Hưng Đạo, thị xã Kon Tum. Nói về người cha, cháu Thái rơm rớm nước mắt:
- Cha cháu đi bộ đội, lúc rời quân ngũ xây dựng gia đình, cha không nghĩ sinh ra những đứa con không lành lặn như chúng cháu. Trong 5 anh em cháu thì 3 đứa bị di chứng chất độc da cam/điôxin. Ba, mẹ, các chị, bà con lối xóm, bạn bè trong trường đã giúp đỡ cháu rất nhiều nên cháu vừa tốt nghiệp lớp 12 đạt loại giỏi. Cháu dự định thi vào Trường đại học Bách khoa, khoa tin học để có thể tự mình sáng tạo ra những phần mềm tiện dụng nhất, để tất cả các bạn có cùng hoàn cảnh ở độ tuổi học sinh như cháu có thể sử dụng được.
Thời gian nghỉ hè này, Thái đang đi phụ với người chú sửa điện thoại di động để lấy tiền phụ giúp cha mẹ chỉ trông vào hơn một triệu đồng trợ cấp và cửa hàng tạp hóa nhỏ của mẹ.
Tôi vô cùng khâm phục cháu Nguyễn Sơn Lâm khi nghe cháu kể về những ngày bị bệnh tật hành hạ vẫn nghiến răng, chịu đau cắp sách tới trường. Bố cháu là thương binh nặng đã mất, hoàn cảnh vô cùng khó khăn lại bị dị tật do nhiễm độc da cam nhưng cháu đã vượt lên để có 3 bằng đại học ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật và được nhận công tác ở Công ty cổ phần truyền thông quốc tế VietNamnet. Cháu kể:
- Làm ở cơ quan truyền thông, cháu cũng có điều kiện để làm cho nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế thấu hiểu nỗi đau của nạn nhân chất độc da cam/điôxin, để các công ty hóa chất độc của Mỹ phải có trách nhiệm đối với những nạn nhân do chính sản phẩm hóa chất độc của họ gây nên. Họ phải biết rằng họ đã làm nhiều người như cháu không tự đi được trên đôi chân của mình; nhiều phụ nữ không có niềm hạnh phúc làm mẹ; nhiều cựu chiến binh khi rời quân ngũ vừa phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh, vừa phải gồng mình lên để nuôi những đứa con do chính họ sinh ra bị di chứng chất độc da cam/điôxin.
Dù rất bận công việc nhưng chiều ngày 6-8, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vẫn dành thời gian để gặp gỡ, động viên, biểu dương các nạn nhân chất độc da cam/điôxin vượt khó.
Cả hội trường Văn phòng Chủ tịch nước vang lên tiếng vỗ tay không ngớt của các đại biểu khi nghe được các cháu Nguyễn Sơn Lâm và cháu Trần Thị Hoan báo cáo thành tích vượt khó của mình. Cháu Hoan nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, bố là bộ đội chiến đấu ở chiến trường, khi sinh ra chỉ có 1 tay, còn tay kia và 2 chân chỉ là 3 mẩu thịt thừa. Vượt lên hoàn cảnh, cháu vừa hoàn thành kỳ thi đại học năm nay. Nghe các cháu nói, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết không cầm được lòng mình, ôm lấy các cháu, xúc động:
- Các cháu đã làm được một việc mà ngay cả người bình thường muốn làm được cũng rất khó. Bác rất vui vì các cháu đã phát huy truyền thống cha anh trong học tập và lao động.
Chủ tịch biểu dương những nạn nhân chất độc da cam/điôxin đã vượt lên nỗi đau để tự khẳng định mình, trong đó Hội Nạn nhân chất độc da cam có một vai trò vô cùng quan trọng giúp Nhà nước có những chế độ chính sách để chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/điôxin ngày càng tốt hơn.
Chủ tịch đề nghị Hội cần đấu tranh để 37 công ty sản xuất hóa chất độc của Mỹ phải có trách nhiệm đối với những nạn nhân đang mang trong mình nhiều căn bệnh hiểm nghèo do chính sản phẩm của công ty họ gây nên.
Các nạn nhân da cam/điôxin không đơn độc, bên cạnh họ Đảng, Nhà nước, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế hướng về họ, giúp đỡ, nâng họ dậy để họ tin tưởng hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Ở buổi giao lưu, tôi gặp Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Nhật Vũ, Giám đốc công ty cổ phần An Viên, ông cho biết:
- Đất nước có được ngày hôm nay là nhờ các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh… Những gia đình này ngoài thương tật, nhiều người còn bị nhiễm chất độc da cam đến đời thứ 3, và không biết bao giờ mới chấm dứt. Là doanh nghiệp, chúng tôi luôn giữ được truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta để tri ân họ. Công ty tôi ủng hộ 3 tỷ đồng để xây nhà, giúp các nạn nhân da cam/điôxin có việc làm, cấp học bổng cho các cháu…
Họ - những nạn nhân chất độc da cam/điôxin - vượt lên nỗi đau, bệnh tật, vết thương với việc làm tốt đã khẳng định thế đứng của mình trong xã hội.
Trong hàng trăm nạn nhân chất độc da cam/điôxin ở buổi giao lưu, tôi tình cờ gặp anh Đà Giang Tụng, cựu chiến binh đến từ ấp Đồng Cỏ, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - vừa là thương binh hạng 1/4, vừa là nạn nhân chất độc da cam. Anh Tụng như “khắc cốt ghi xương” cái ngày đơn vị anh trú quân ở cánh rừng Khộp, tỉnh Xiêng Khoảng (Lào). Anh kể:
- Chiều ấy không có pháo, không bom, trời Xiêng Khoảng xanh và rất cao. Đơn vị đang nấu cơm thì một “thằng C130” bay đến. Từ hai cánh của nó phun ra một lớp màu trắng như sữa. Cả khu vực trú quân sực lên mùi rất khó chịu. Tôi bị tức ngực ngất đi. Sau lần ấy, sức khỏe cứ kém dần. Có lẽ do hít phải chất độc ấy mà dạ dày, gan, ruột "hỏng" hết.
Điều trị vết thương ổn định, anh Tụng chuyển về công tác ở ngành Lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ. Người anh cứ gầy như xác ve. Nhiều đồng đội thương anh an ủi: “Ông uống nghệ nhiều vào để sống thêm vài năm nữa”. Hình như lời nói của đồng đội và đứa con lớn do ảnh hưởng chất độc da cam/điôxin bị bệnh tâm thần phân liệt đã động viên anh, giúp anh có nghị lực để vượt lên số phận.
Tháng trước, trong lần công tác, được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ giới thiệu anh là điển hình làm kinh tế giỏi, tôi đến thăm anh. Anh đưa tôi vào cánh rừng rộng 10 ha trồng toàn sao đen và keo tai tượng. Những cây sao và keo tai tượng 10 năm tuổi thẳng tắp, mỡ màng chuẩn bị đến ngày khai thác. Anh tự hào:
- Năm 1991, vết thương tái phát, trong người đầy bệnh, những lúc “trái gió trở giời” chất độc phát tác khiến mắt hoa, đầu nặng, chân tay như rời ra từng khúc, nhưng gia đình tôi vẫn nhận 5 ha rừng với ý nghĩ “có đất là có vàng”. Tôi đi vay vốn để mua cây keo và sao đen. Dưới gốc keo, gốc sao tôi trồng xen sắn, đậu tương, lạc… Nhờ chăm chỉ thức khuya dậy sớm, mỗi năm tôi thu được dăm tấn hoa màu, đủ lương thực để “no bụng”, có sức để chăm rừng. Năm 1993, tôi nhận thêm 5 ha nữa. Có lẽ do tôi chịu khó đọc sách kỹ thuật, biết cách chăm sóc nên rừng của tôi khá tốt. Năm nay, chỉ riêng tiền tỉa củi một tuần, rừng của tôi cũng cho số tiền một triệu đồng.
16 năm trồng rừng, anh chị đã tiết kiệm xây được căn nhà rộng 100m2. Anh khoe:
- Nhà ở giữa rừng không cần quạt điện nhưng mát quanh năm. Vốn liếng có được, tôi dự định sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích rừng. Cánh rừng này đã giữ nước cho khu ruộng dưới thung lũng, để một năm bà con ở xóm tôi có thể cấy được 3 vụ lúa. Tôi tự hào là thương binh “tàn nhưng không phế” như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy anh em chúng tôi.
Không giống hoàn cảnh như thương binh Đà Giang Tụng, cựu chiến binh Lê Sĩ Tiến cứ 7 giờ sáng lại đẩy chi@8@C4�n, trên đó có đứa con đầu của ông – cháu Lê Thanh Hải – đưa đến Trường đại học Ngoại ngữ. 10 năm làm bác sĩ quân y ở chiến trường Tây Nguyên, ông đã bị nhiễm chất độc da cam/điôxin. Và di chứng ấy đã truyền sang con ông. Hải rất thông minh nhưng đôi chân như hai “dải khoai” cứ vắt va vắt vẻo. Tôi tìm đến thăm nhà ông vào buổi tối thứ bảy. Trong căn nhà nhỏ, chật chội, ông vẫn dành cho con căn phòng rộng nhất, đẹp nhất. Nơi ấy Hải đang chăm chú đọc thơ Bai-rơn bằng nguyên bản tiếng Anh. Ông Tiến vui vẻ tiếp tôi, ông nói:
- Tuy cháu bị nhiễm độc da cam nhưng vẫn rất thông minh, học đến năm thứ 3 cháu đã biết giúp đỡ gia đình bằng việc dịch thuê tài liệu về nuôi trồng thủy sản. Bạn bè, thầy cô giáo, kể cả người dân ở khu vực Trường đại học Ngoại ngữ đều gần gũi và giúp đỡ cháu khiến cháu hòa mình vào cộng đồng rất nhanh.
Cũng bị nhiễm chất độc da cam/điôxin, thương binh Hoàng Đức Đồng khi rời quân ngũ đã tổ chức đồng đội, bạn bè lập ra Công ty cổ phần Thương mại CCB, chuyên sản xuất xe lăn cho thương binh nặng và các cháu bị nhiễm chất độc da cam/điôxin. Đã từng là cộng tác viên đắc lực của báo Quân đội nhân dân, gặp tôi, anh nói chuyện thân mật:
- Sức khỏe của mình yếu lắm. Cháu đầu – Hoàng Phúc Thắng – do bị nhiễm chất độc da cam/điôxin nên 12 tuổi mà trí tuệ của cháu như đứa trẻ lên hai tuổi. Công ty của mình chuyên sản xuất xe lăn cũng vì nghĩ ở Việt Nam, ngoài hàng vạn thương binh cần đến phương tiện này còn có hơn con số đó các cháu bị di chứng chất độc da cam mà tay chân, thân thể không còn lành lặn cũng cần đến nó.
Anh giới thiệu cho tôi chiếc xe lăn điện của công ty anh. Đó cũng là một sản phẩm làm bằng trí óc và tấm lòng của người cha đối với đứa con bị tật nguyền nên vô cùng tiện dụng.
Trong buổi giao lưu truyền thống “Bài ca ân nghĩa”, tôi gặp cháu Trần Quang Thái bị nhiễm chất độc da cam/điôxin, đôi chân cháu ngắn như hai cục thịt, phải di chuyển bằng đôi nạng gỗ. Nhà Thái ở phường Trần Hưng Đạo, thị xã Kon Tum. Nói về người cha, cháu Thái rơm rớm nước mắt:
- Cha cháu đi bộ đội, lúc rời quân ngũ xây dựng gia đình, cha không nghĩ sinh ra những đứa con không lành lặn như chúng cháu. Trong 5 anh em cháu thì 3 đứa bị di chứng chất độc da cam/điôxin. Ba, mẹ, các chị, bà con lối xóm, bạn bè trong trường đã giúp đỡ cháu rất nhiều nên cháu vừa tốt nghiệp lớp 12 đạt loại giỏi. Cháu dự định thi vào Trường đại học Bách khoa, khoa tin học để có thể tự mình sáng tạo ra những phần mềm tiện dụng nhất, để tất cả các bạn có cùng hoàn cảnh ở độ tuổi học sinh như cháu có thể sử dụng được.
Thời gian nghỉ hè này, Thái đang đi phụ với người chú sửa điện thoại di động để lấy tiền phụ giúp cha mẹ chỉ trông vào hơn một triệu đồng trợ cấp và cửa hàng tạp hóa nhỏ của mẹ.
Tôi vô cùng khâm phục cháu Nguyễn Sơn Lâm khi nghe cháu kể về những ngày bị bệnh tật hành hạ vẫn nghiến răng, chịu đau cắp sách tới trường. Bố cháu là thương binh nặng đã mất, hoàn cảnh vô cùng khó khăn lại bị dị tật do nhiễm độc da cam nhưng cháu đã vượt lên để có 3 bằng đại học ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật và được nhận công tác ở Công ty cổ phần truyền thông quốc tế VietNamnet. Cháu kể:
- Làm ở cơ quan truyền thông, cháu cũng có điều kiện để làm cho nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế thấu hiểu nỗi đau của nạn nhân chất độc da cam/điôxin, để các công ty hóa chất độc của Mỹ phải có trách nhiệm đối với những nạn nhân do chính sản phẩm hóa chất độc của họ gây nên. Họ phải biết rằng họ đã làm nhiều người như cháu không tự đi được trên đôi chân của mình; nhiều phụ nữ không có niềm hạnh phúc làm mẹ; nhiều cựu chiến binh khi rời quân ngũ vừa phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh, vừa phải gồng mình lên để nuôi những đứa con do chính họ sinh ra bị di chứng chất độc da cam/điôxin.
Dù rất bận công việc nhưng chiều ngày 6-8, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vẫn dành thời gian để gặp gỡ, động viên, biểu dương các nạn nhân chất độc da cam/điôxin vượt khó.
Cả hội trường Văn phòng Chủ tịch nước vang lên tiếng vỗ tay không ngớt của các đại biểu khi nghe được các cháu Nguyễn Sơn Lâm và cháu Trần Thị Hoan báo cáo thành tích vượt khó của mình. Cháu Hoan nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, bố là bộ đội chiến đấu ở chiến trường, khi sinh ra chỉ có 1 tay, còn tay kia và 2 chân chỉ là 3 mẩu thịt thừa. Vượt lên hoàn cảnh, cháu vừa hoàn thành kỳ thi đại học năm nay. Nghe các cháu nói, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết không cầm được lòng mình, ôm lấy các cháu, xúc động:
- Các cháu đã làm được một việc mà ngay cả người bình thường muốn làm được cũng rất khó. Bác rất vui vì các cháu đã phát huy truyền thống cha anh trong học tập và lao động.
Chủ tịch biểu dương những nạn nhân chất độc da cam/điôxin đã vượt lên nỗi đau để tự khẳng định mình, trong đó Hội Nạn nhân chất độc da cam có một vai trò vô cùng quan trọng giúp Nhà nước có những chế độ chính sách để chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/điôxin ngày càng tốt hơn.
Chủ tịch đề nghị Hội cần đấu tranh để 37 công ty sản xuất hóa chất độc của Mỹ phải có trách nhiệm đối với những nạn nhân đang mang trong mình nhiều căn bệnh hiểm nghèo do chính sản phẩm của công ty họ gây nên.
Các nạn nhân da cam/điôxin không đơn độc, bên cạnh họ Đảng, Nhà nước, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế hướng về họ, giúp đỡ, nâng họ dậy để họ tin tưởng hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Ở buổi giao lưu, tôi gặp Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Nhật Vũ, Giám đốc công ty cổ phần An Viên, ông cho biết:
- Đất nước có được ngày hôm nay là nhờ các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh… Những gia đình này ngoài thương tật, nhiều người còn bị nhiễm chất độc da cam đến đời thứ 3, và không biết bao giờ mới chấm dứt. Là doanh nghiệp, chúng tôi luôn giữ được truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta để tri ân họ. Công ty tôi ủng hộ 3 tỷ đồng để xây nhà, giúp các nạn nhân da cam/điôxin có việc làm, cấp học bổng cho các cháu…
Họ - những nạn nhân chất độc da cam/điôxin - vượt lên nỗi đau, bệnh tật, vết thương với việc làm tốt đã khẳng định thế đứng của mình trong xã hội.
Sự xuất hiện của Dioxins tại Việt Nam
Chất này được sử dụng lần đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 31/1/1962 trong chiến dịch Ranch Hand phát khởi thừ Tân Sơn Nhất với mục tiêu quân sự là khai hoang các vùng rừng rậm ở miền Nam Việt Nam, để biến các vùng trên không còn là nơi thích hợp cho việc ẩn nấp của Việt Cộng. Chất này đã được sử dụng với quy mô rộng rairvaof những năm 1967 và 1968 và thực sự chấm dút vào 30/6/1971.
Các hình ảnh dưới đây là những hình ảnh tiêu biểu.
Hình ảnh mà các bạn nhìn thấy dưới này đó chính là hình ảnh của chiết máy bay mang số UH-1D từ đại đội không quân 336 đang rải chất diệt cỏ ở vùng châu thổ sông Mê Công.
Các hình ảnh dưới đây là những hình ảnh tiêu biểu.
Hình ảnh mà các bạn nhìn thấy dưới này đó chính là hình ảnh của chiết máy bay mang số UH-1D từ đại đội không quân 336 đang rải chất diệt cỏ ở vùng châu thổ sông Mê Công.
SỰ RA ĐỜI CỦA DIOXINS
- Chất Dioxin đã được bí mật nghiên cứu từ những năm 40 vào thế chiến thứ 2 đang đi vào những giai đoạn quyết liệt, do giáo sư Kraus ( Đại học Chicago ) phát hiện ra hóa chất 2,4-D rất thích hợp cho diệt cỏ. Ngay sau khi chiến tranh thế giới chấm dứt, hóa chất trên đã được đem vào áp dụng tại Hoa Kỳ trong việc khai hoang cỏ dại.
- Sau đó, từ khoảng 1950, các nhà nghiên cứu thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã thành công trong tiến trình diệt cỏ dại nhanh hơn bằng cách trộn lẫn hóa chất 2,4-D với 2,4,5-T và hỗn hợp này đã cho ra thế phẩm là Dioxin hay Chất độc Da cam.
- Sau đó, từ khoảng 1950, các nhà nghiên cứu thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã thành công trong tiến trình diệt cỏ dại nhanh hơn bằng cách trộn lẫn hóa chất 2,4-D với 2,4,5-T và hỗn hợp này đã cho ra thế phẩm là Dioxin hay Chất độc Da cam.
TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN CỦA DIOXINS
Dioxin thường tìm thấy: mô béo, hồ, sông, rạch, cặn bã và các chất hữu cơ khác… Ngoài ra còn có trong các thức ăn thông thường: thịt, rau cải… Đặc biệt là đồ biển : cá, tôm, mực…
LÝ TÍNH CỦA DIOXINS
Dioxin là những tinh thể không màu hoặc màu trắng, tan chảy ở 295 độ C, phân hủy ở 500 độ C, hóa lỏng ở 25 độ C, không tan dể dàng trong nước nhưng dể tan trong chất béo và các chất hữu cơ giống như chất béo…
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Là kim loại hình kim.
Là tập hợp của 29 hợp chất gồm: 7 chất TCDD, 10 chất Polychlorinated Dibenzofurans, 12 chất Polychlorinated Diphenyls (PCB)
Là tập hợp của 29 hợp chất gồm: 7 chất TCDD, 10 chất Polychlorinated Dibenzofurans, 12 chất Polychlorinated Diphenyls (PCB)
CÁC CẤU TRÚC TIÊU BIỂU CỦA DIOXINS
POLYCHLORINATEDIBENZO-P-DIOXIN
1,4-DIOXAN
1,2-DIOXAN
1,4-DIOXAN
AGENT ORANGE (CDDC)
Cấu trúc của Dioxins mà giới truyền thông thường nhắt tới đó là: 2,3,7,8-TETRACHLORODIBENZO-P-DIOXIN (còn có thể viết tắc là: TCDD)
1,4-DIOXAN
1,2-DIOXAN
1,4-DIOXAN
AGENT ORANGE (CDDC)
Cấu trúc của Dioxins mà giới truyền thông thường nhắt tới đó là: 2,3,7,8-TETRACHLORODIBENZO-P-DIOXIN (còn có thể viết tắc là: TCDD)
DIOXINS TÁC ĐỘNG TRONG ADN
--->Sự đột biến trong ADN là do sự tác động của một số chất hóa học cũng như sự phát xạ ion làm độc hại đối với gen và làm thay đổi ADN. Sự thay đổi như vậy hoặc làm đột biến một gen trong mổi sinh vật là rối loạn chức năng trong tế bào dẩn đến một số trường hợp làm chết tế bào, gây ung thư, hay làm mất khả năng sinh sản, hay sinh con cái bị dị dạng.
--->Các đột biến có thể ảnh hưởng đến các tế bào trong cơ thể và chúng có thể gây ra sự biến đổi trong tế bào mầm. Khi đột biết các tế bào trong cơ thể, có thể kết thúc sự sống của cá thể bị nhiễm. Các đột biến của các tế bào mầm còn có thể trở nên vững vàng truyền cho các thế hệ sau.
--->Một chất độc sẽ phản ứng trực tiếp với cấu trúc của phân tử trong tế bào, bởi vì nó là nguyên nhân tạo ra hệ thống tác động làm thay đổi của tế bào. Sự phản ứng của tế bào với chấc độc cơ thể thích nghi với chấc độc đó hay làm giảm bớt phương hại đến tế bào do chất độc đó gây ra hay chấc độc có thể ức chế hay thúc đẩy sự sự phát triển của các mô tế bào, có thể trở thành mãn tính và phát triển thành ung thư.
--->Sự tác động của chất độc sẽ ngừng lại khi nó tạo thành một chất gây đột biến phức hợp. Nó phá vỡ cấu trúc của NST bằng thay đổi vật liệu di truyền. Sự khác nhau của ADN là do sự sai lệch thông tin di truyền trong nhân như chúng ta đã nói ở trên. Những yêu cầu chính là sửa chửa. Các ADN không kiệp sửa chửa sẻ trở thành cố định và sản sinh thêm những ADN cố định nửa, phát triển trở thành đột biến. Nhiều chất độc nói chung và chất độc màu da cam nói riêng, di truyền gây tổn thương của nó trong tế bào là sự nhân đôi và sự trao đổi chất với tế bào.
--->Các đột biến có thể ảnh hưởng đến các tế bào trong cơ thể và chúng có thể gây ra sự biến đổi trong tế bào mầm. Khi đột biết các tế bào trong cơ thể, có thể kết thúc sự sống của cá thể bị nhiễm. Các đột biến của các tế bào mầm còn có thể trở nên vững vàng truyền cho các thế hệ sau.
--->Một chất độc sẽ phản ứng trực tiếp với cấu trúc của phân tử trong tế bào, bởi vì nó là nguyên nhân tạo ra hệ thống tác động làm thay đổi của tế bào. Sự phản ứng của tế bào với chấc độc cơ thể thích nghi với chấc độc đó hay làm giảm bớt phương hại đến tế bào do chất độc đó gây ra hay chấc độc có thể ức chế hay thúc đẩy sự sự phát triển của các mô tế bào, có thể trở thành mãn tính và phát triển thành ung thư.
--->Sự tác động của chất độc sẽ ngừng lại khi nó tạo thành một chất gây đột biến phức hợp. Nó phá vỡ cấu trúc của NST bằng thay đổi vật liệu di truyền. Sự khác nhau của ADN là do sự sai lệch thông tin di truyền trong nhân như chúng ta đã nói ở trên. Những yêu cầu chính là sửa chửa. Các ADN không kiệp sửa chửa sẻ trở thành cố định và sản sinh thêm những ADN cố định nửa, phát triển trở thành đột biến. Nhiều chất độc nói chung và chất độc màu da cam nói riêng, di truyền gây tổn thương của nó trong tế bào là sự nhân đôi và sự trao đổi chất với tế bào.
SỰ TÀN PHÁ CỦA DIOXINS ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
Đối với hệ sinh thái:
-Nó làm cây rụng lá.
-Gây hiện tượng xói mòn khi có nước mưa, dẩn tới chất độc được cuốn xuống sông và làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
-Làm ảnh hưởng chất lượng của rau, củ, quả, hạt, mà đặc biệt là hàm lượng Ni-tơ giảm đi khá nhiều.
-Nó làm cây rụng lá.
-Gây hiện tượng xói mòn khi có nước mưa, dẩn tới chất độc được cuốn xuống sông và làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
-Làm ảnh hưởng chất lượng của rau, củ, quả, hạt, mà đặc biệt là hàm lượng Ni-tơ giảm đi khá nhiều.
ĐỊNH MỨC CHẤP NHẬN CỦA DIOXIN/DIOXINS
Tùy theo ước tính của từng cơ quan hay quốc gia, định mức chấp nhận hấp thụ hàng ngày của Dioxins được thay đổi và được ước tính bằng "pg" như sau :
---Hà Lan: 4 pg/ngày/kg (cân lượng cơ thể)
---WHO: 10pg/ngày/kg
---Đức: 1pg/ngày/kg
---FDA (USA): 0.03 pg/ngày/kg (cơ quan lương thực và dược phẩm)
---USEPA: 0.006 pg/ngày/kg
---Canada: 10 pg/ngày/kg
---Hà Lan: 4 pg/ngày/kg (cân lượng cơ thể)
---WHO: 10pg/ngày/kg
---Đức: 1pg/ngày/kg
---FDA (USA): 0.03 pg/ngày/kg (cơ quan lương thực và dược phẩm)
---USEPA: 0.006 pg/ngày/kg
---Canada: 10 pg/ngày/kg
NỒNG ĐỘ DIOXINS TRONG THỰC PHẨM
I>Năm 2003, giáo sư Arnold Schecter và đồng nghiệp Việt-Mỹ công bố kết quả công trình nghiên cứu nồng độ dioxins trong một số mẩu thực phẩm thu thập ở Biên Hòa. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đo hàm lượng Dioxins trong 5 con cá, 2 mẫu thịt vịt, 1 ếch, 2 mẩu thịt lợn, 2 mẫu thịt bò và 4 mẫu thịt gà. Tất cả các mẩu này được mau từ chợ Biển Hùng và chợ Biên Hòa, là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất của Dioxins. Các mẫu này được chuyển sang Đức để phân tích. Kết quả phân tích, thịt vịt có hàm lượng Dioxins cao nhất. Tính theo hệ số độc hại tương (TEQ), nồng độ Dioxins trong hai mẫu thịt là 276 ppt và 331 ppt.
Nồng độ Dioxins (TCDD) và hệ số độc hại tương đương trong các mẫu thực phẩm động vật ở tại Biên Hòa:
1.Cá lóc: nồng độ TCDD= 65 và hệ số độc hại TEQ=66
2.Vịt: nồng độ TCDD=276 và hệ số độc hại=286
3.Cóc: nồng độ TCDD=56 và hệ số độc hại=80
4.Thịt lợn: nồng độ TCDD=0.86 và hệ số độc hại=1.1
5.Thịt bò: nồng độ TCDD=0.082 và hệ số độc hại=0.11
6.Thịt gà: nồng độ TCDD=0.031 và hệ số độc hại=0.83
II>Nồng độ Dioxins trong sửa mẹ:
Phân tích nồng độ Dioxins trong sửa mẹ được thu thập từ 1970 đến 1988 cho thấy nồng độ Dioxins giảm dần thoe thời gian. Nồng độ Dioxins cao nhất được ghi vào năm 1970 có trung bình lên đến 1832 ppt ( Chú ý: ppt=part per trillion, độ Dioxins trên mỗi nghìn tỉ particles)
Nồng độ Dioxins (TCDD) và hệ số độc hại tương đương trong các mẫu thực phẩm động vật ở tại Biên Hòa:
1.Cá lóc: nồng độ TCDD= 65 và hệ số độc hại TEQ=66
2.Vịt: nồng độ TCDD=276 và hệ số độc hại=286
3.Cóc: nồng độ TCDD=56 và hệ số độc hại=80
4.Thịt lợn: nồng độ TCDD=0.86 và hệ số độc hại=1.1
5.Thịt bò: nồng độ TCDD=0.082 và hệ số độc hại=0.11
6.Thịt gà: nồng độ TCDD=0.031 và hệ số độc hại=0.83
II>Nồng độ Dioxins trong sửa mẹ:
Phân tích nồng độ Dioxins trong sửa mẹ được thu thập từ 1970 đến 1988 cho thấy nồng độ Dioxins giảm dần thoe thời gian. Nồng độ Dioxins cao nhất được ghi vào năm 1970 có trung bình lên đến 1832 ppt ( Chú ý: ppt=part per trillion, độ Dioxins trên mỗi nghìn tỉ particles)
NỒNG ĐỘ DIOXINS TRONG MÁU
Phân tích theo từng địa phương cho thấy ở các tỉnh phía bắc, mức độ tích tụ Dioxins trung bình chỉ khoảng 2.2 ppt. Nhưng ở các tỉnh miền trung và Nam, mức độ tích tụ dioxins cao hơn ở miền Bắc khoảng 6 lần.
Bình quân:13.2 ppt cho miền Trung và 12.9 ppt cho miền Nam.
Nhưng mức đọ tích tụ dioxins không đồng đều như thế, cao nhất là tỉnh Trà Nóc-Hậu Giang khoảng 33ppt.
khi phân tích từng vùng, kết quả cho thây nồng độ chất độc màu da cam-dioxins trung bình trong cư dân bị rải Dioxins như sau:
--Trong máu: 12.6 ppt (tối thiểu:3.4 ppt , tối đa:32 ppt)
--Trong sửa: 7.5 ppt (tối thiểu:1 ppt, tối đa:17 ppt)
--Trong mô máu: 14.7 ppt (2-103 ppt)
trong nhóm dân cư không cư ngụ trong các vùng bị bị rải chất độc màu da cam cho kết quả như sau:
--trong máu: 2.2 ppt (1-2.9 ppt)
--Trong sửa: 1.9 ppt (1-2.1 ppt)
--trong mô mở: 0.6 ppt (1-1.4 ppt)
Bình quân:13.2 ppt cho miền Trung và 12.9 ppt cho miền Nam.
Nhưng mức đọ tích tụ dioxins không đồng đều như thế, cao nhất là tỉnh Trà Nóc-Hậu Giang khoảng 33ppt.
khi phân tích từng vùng, kết quả cho thây nồng độ chất độc màu da cam-dioxins trung bình trong cư dân bị rải Dioxins như sau:
--Trong máu: 12.6 ppt (tối thiểu:3.4 ppt , tối đa:32 ppt)
--Trong sửa: 7.5 ppt (tối thiểu:1 ppt, tối đa:17 ppt)
--Trong mô máu: 14.7 ppt (2-103 ppt)
trong nhóm dân cư không cư ngụ trong các vùng bị bị rải chất độc màu da cam cho kết quả như sau:
--trong máu: 2.2 ppt (1-2.9 ppt)
--Trong sửa: 1.9 ppt (1-2.1 ppt)
--trong mô mở: 0.6 ppt (1-1.4 ppt)
CÁC BỆNH CÓ ĐẦY ĐỦ BẰNG CHỨNG LÀ DO DIOXINS
I>Dị tật bẩm:
- Đến năm 2002, nghiên cứu của giáo sư Lê Quan Bách (Hà Nội) trên 6570 dân cư sinh sống trên các vùng bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam trong thời chiến cho thấy, tỉ lệ di tật bẩm sinh từ thời gian 1995-2000 là 2.18 tên 1000 dân hay 5.38 trên 1000 trường hợp sinh đẻ sống.
- Trong đó Bại Não là dị dạng chiếm tỉ lệ cao nhất. Dị dạng thường sãy ra trong những đứa trẻ thứ nhất và thứ hai. Giáo sư Lê Quan Bách kết luận: "Loại trừ yếu tố ảnh hưởng đến nguyên nhân gây ra dị dạng bẩm sinh trên người mẹ cũng như yếu tố thời gian sinh sống của người trong khu vụt nghiên cứu, cho phép nhân định di dạng bẩm sinh chịu ảnh hưởng lâu dài của chất độc da cam-dioxins". Và ảnh hưởng đó không những biểu hiên trên những con người Việt Nam ở vùng nhiểm chất độc mà ngay cả ở các cựu chiến binh Mỷ đã từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam cũng biểu hiện hâu quả của chất độc màu da cam-dioxins, cụ thể là con của họ có nhiều dị tật bẩm sinh hơn bình thường. Bản thân của các cựu chiến binh cho rằng dioxins có liên quan tới sức khỏe và dị tật bẩm sinh trong con cái của họ.
II>Các bệnh ung thư:
Năm 1997, cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR) sau khi xêm xét các bằng chứng khoa học, quyết định xếp dioxins (TCDD) vào các hóa chất thuộc nhóm I, tức là các chất có thể gây ra ung thư cho con người.
Về mặt cơ chế, một lý do quan trọng nhất mà IACR (International Agegcy for cancer reseearch) dùng xếp loại Dioixins vào các độc chất nhóm I, có thể tóm tắt như sau:
- 2,3,7,8-TCDD là một hợp chất có thể gây ra ung thư trong nhiều bộ phận khác nhau trong đông vật và cơ thể chủ yếu là qua sự rối loạn Ah Recepter.
- Cơ chế hoạt động cụ thể AhR trong động vật thí nghiệm giống với cơ chế hoạt động cụ thể của AhR trong cơ thể người.
- Chuột bị nhiễm Dioxins tỉ lệ bị ung thư cao hơn chuột không nhiểm Dioxins.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu công bố trên tập san khoa học và tài liệu của IACR, chúng tui có thể rút ra một số kết luận về mối quan hệ giữa Dioxins và một số dạng ung thư sau đây:
1)Ung thư Non-Hodkin (NHL):
Công trình nghiên cứu "Selected Cancers Study" cho thấy các cựu chiến binh Mỹ hay các cựu quân nhân Mỹ từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam có tỉ lệ bị NHL cao hơn 50 phần trăm so với các nhóm cựu quân chưa từng bị ảnh hưởng chất Dioxins và chất màu da cam. Đồng thời, khi nghiên cứu trên cư dân trong vùng Seveco (Ý), tức những người ảnh hưởng dioxins vì tai nạn Dioxins, cho thấy mối liên hệ giữa NHL và Dioxins có ý nghĩa thống kê.
2)ung thư Hodgkin (HL):
Các nghiên cứu ở thụy Điển kết luận rằng hóa chất diệt cỏ có thể liên quan đến bệnh Hl. Các nghiên cứu trên nông dân từng dùng thuốc diệt cỏ cũng ghi nhận một mối liên hệ như thế.
3)Ung thư hệ thống hô hấp:
Nghiên cứu trên các cựu chiến binh từng tham gia trong chiến dịch Ranch Hand cho thấy các cựu chiến binh này có tỉ lệ ung thu phổi cao gấp 3.7 lần sô với những cựu quân chưa tiếp xúc với chất độc màu da cam. Nghiên cứu trên các cựu quân nhân Úc cũng ghi nhận một tỉ lệ ung thư phổi cao gấp 2 lần so với những nguwowig chưa tiếp xúc với độc màu da cam.
4)Chứng đa u tủy:
khi nghiên cứu, thấy có mối quan hệ giữa chất độc mầu da cam-Dioxins và bằng chứng đa u tủy. Chẳng hạng Như các công nhân làm việc trong các hãng sản xuất hóa chất diệt cỏ. nghiên cứu trên các cư dân vùng Seveco (Ý), cho thấy tỉ lệ bị bệnh đa u tủy trong phụ nử cao gấp 3.7 lần so với các cư dân không bị ảnh hưởng Dioxins.
5)Ung thư bạch cầu dòng tủy dạng cấp tính (AML):
Kết quả của 3 nghiên cứu gần đây cho thấy con của các cựu chiến binh từng ảnh hưởng chất độc da cam-Dioxins có nguy cơ bị chứng AML cao hơn trung bình. Nghiên cứu thứ nhất 204 trẻ em bị AML có nguy cơ tăng 2.7 lần nếu cha các em từng tiếp xúc với chất độc da cam. tuổi các em thường 1 đến 5 tuổi.
Nghiên cứu thứ 2 trên gần 50000 cựu chiến binh Úc cho thấy nguy cơ mà con họ bị AML tăng 4.3 lần so với các em nhỏ của những cha mẹ chưa từng tiếp xúc với chất độc màu da cam. Nghiên cứu thứ 3 là một đối tượng nghiên cứu đối chứng trên 1805 trương hợp AML và 528 trẻ em không bị AML và kết quả cho thấy các cựu chiến binh tham gia chiến và tiếp xúc với chất độc da cam ở Việt Nam có tỉ lệ bị AML cao gấp 1.7 lần so với các cựu quân nhân chưa từng chịu ảnh hưởng hóa chất.
6)Ung thư bạch cầu dòng Lympho dạng mãn tính (CLL):
Tháng 1 năm 2003, một thông cáo báo chí từ Viện Y khoa Mỹ cho biết sau khi duyệt xét qua 6 công trình nghiên cứu về ảnh hưởng Dioxins, các nhà khoa học tuyên bố rằng họ có đủ bằng chứng để kết luận rằng Dioxins là một yếu tố gấy ra chứng ung thư bạch cầu mảng tính, mà trước đây người ta còn nghi ngờ.
7)ung thư hệ thông tiêu hóa:
Một nghiên cứu trong các cựu chiến binh miền Bắc Việt Nam, cho thấy những người từng chịu ảnh hưởng chất độc màu da cam trong thời chiến thì họ có tỉ lệ ung thư cao hơn trung bình.
8)Ung thư tuyến tiền liệt:
Nghiên cứu ở Úc cho thấy khi tiếp xúc với chất độc màu da cam có khả năng là tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
9)Bệnh đái tháo đường cấp II :
Có nhiều nhà nghiên cứu chứng rỏ, nồng độ Dioxins là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng Insulin trong cơ thể người, đó là của Michaiek và Longecker, cranmer và đồng nghiệp, Berttazi ...v..v.. Qua thí nghiệm cho thấy nồng độ Dioxins cao có liên quan tới sự gia tăng hàm lượng đường trong cơ thể và thời gian phát bệnh tiểu đường bị rút ngắn hơn trong số những người bị bệnh tiểu đường. Trong nghiên cứu của Berttazi và đòng nghiệp ở vùng phụ cận ở Seveco, sau vụ nổ nhà máy sản xuất 2,4,5-trichlorophenol năm 1976 làm cho dân chúng lân cận nhiểm Dioxins thì tỉ lệ tử vong do bệnh tiểu đường gây ra có xu hướng tăng lên theo chiều nồng độ Dioxins của mổi vùng, đậc biệt là nử giới.
- Đến năm 2002, nghiên cứu của giáo sư Lê Quan Bách (Hà Nội) trên 6570 dân cư sinh sống trên các vùng bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam trong thời chiến cho thấy, tỉ lệ di tật bẩm sinh từ thời gian 1995-2000 là 2.18 tên 1000 dân hay 5.38 trên 1000 trường hợp sinh đẻ sống.
- Trong đó Bại Não là dị dạng chiếm tỉ lệ cao nhất. Dị dạng thường sãy ra trong những đứa trẻ thứ nhất và thứ hai. Giáo sư Lê Quan Bách kết luận: "Loại trừ yếu tố ảnh hưởng đến nguyên nhân gây ra dị dạng bẩm sinh trên người mẹ cũng như yếu tố thời gian sinh sống của người trong khu vụt nghiên cứu, cho phép nhân định di dạng bẩm sinh chịu ảnh hưởng lâu dài của chất độc da cam-dioxins". Và ảnh hưởng đó không những biểu hiên trên những con người Việt Nam ở vùng nhiểm chất độc mà ngay cả ở các cựu chiến binh Mỷ đã từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam cũng biểu hiện hâu quả của chất độc màu da cam-dioxins, cụ thể là con của họ có nhiều dị tật bẩm sinh hơn bình thường. Bản thân của các cựu chiến binh cho rằng dioxins có liên quan tới sức khỏe và dị tật bẩm sinh trong con cái của họ.
II>Các bệnh ung thư:
Năm 1997, cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR) sau khi xêm xét các bằng chứng khoa học, quyết định xếp dioxins (TCDD) vào các hóa chất thuộc nhóm I, tức là các chất có thể gây ra ung thư cho con người.
Về mặt cơ chế, một lý do quan trọng nhất mà IACR (International Agegcy for cancer reseearch) dùng xếp loại Dioixins vào các độc chất nhóm I, có thể tóm tắt như sau:
- 2,3,7,8-TCDD là một hợp chất có thể gây ra ung thư trong nhiều bộ phận khác nhau trong đông vật và cơ thể chủ yếu là qua sự rối loạn Ah Recepter.
- Cơ chế hoạt động cụ thể AhR trong động vật thí nghiệm giống với cơ chế hoạt động cụ thể của AhR trong cơ thể người.
- Chuột bị nhiễm Dioxins tỉ lệ bị ung thư cao hơn chuột không nhiểm Dioxins.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu công bố trên tập san khoa học và tài liệu của IACR, chúng tui có thể rút ra một số kết luận về mối quan hệ giữa Dioxins và một số dạng ung thư sau đây:
1)Ung thư Non-Hodkin (NHL):
Công trình nghiên cứu "Selected Cancers Study" cho thấy các cựu chiến binh Mỹ hay các cựu quân nhân Mỹ từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam có tỉ lệ bị NHL cao hơn 50 phần trăm so với các nhóm cựu quân chưa từng bị ảnh hưởng chất Dioxins và chất màu da cam. Đồng thời, khi nghiên cứu trên cư dân trong vùng Seveco (Ý), tức những người ảnh hưởng dioxins vì tai nạn Dioxins, cho thấy mối liên hệ giữa NHL và Dioxins có ý nghĩa thống kê.
2)ung thư Hodgkin (HL):
Các nghiên cứu ở thụy Điển kết luận rằng hóa chất diệt cỏ có thể liên quan đến bệnh Hl. Các nghiên cứu trên nông dân từng dùng thuốc diệt cỏ cũng ghi nhận một mối liên hệ như thế.
3)Ung thư hệ thống hô hấp:
Nghiên cứu trên các cựu chiến binh từng tham gia trong chiến dịch Ranch Hand cho thấy các cựu chiến binh này có tỉ lệ ung thu phổi cao gấp 3.7 lần sô với những cựu quân chưa tiếp xúc với chất độc màu da cam. Nghiên cứu trên các cựu quân nhân Úc cũng ghi nhận một tỉ lệ ung thư phổi cao gấp 2 lần so với những nguwowig chưa tiếp xúc với độc màu da cam.
4)Chứng đa u tủy:
khi nghiên cứu, thấy có mối quan hệ giữa chất độc mầu da cam-Dioxins và bằng chứng đa u tủy. Chẳng hạng Như các công nhân làm việc trong các hãng sản xuất hóa chất diệt cỏ. nghiên cứu trên các cư dân vùng Seveco (Ý), cho thấy tỉ lệ bị bệnh đa u tủy trong phụ nử cao gấp 3.7 lần so với các cư dân không bị ảnh hưởng Dioxins.
5)Ung thư bạch cầu dòng tủy dạng cấp tính (AML):
Kết quả của 3 nghiên cứu gần đây cho thấy con của các cựu chiến binh từng ảnh hưởng chất độc da cam-Dioxins có nguy cơ bị chứng AML cao hơn trung bình. Nghiên cứu thứ nhất 204 trẻ em bị AML có nguy cơ tăng 2.7 lần nếu cha các em từng tiếp xúc với chất độc da cam. tuổi các em thường 1 đến 5 tuổi.
Nghiên cứu thứ 2 trên gần 50000 cựu chiến binh Úc cho thấy nguy cơ mà con họ bị AML tăng 4.3 lần so với các em nhỏ của những cha mẹ chưa từng tiếp xúc với chất độc màu da cam. Nghiên cứu thứ 3 là một đối tượng nghiên cứu đối chứng trên 1805 trương hợp AML và 528 trẻ em không bị AML và kết quả cho thấy các cựu chiến binh tham gia chiến và tiếp xúc với chất độc da cam ở Việt Nam có tỉ lệ bị AML cao gấp 1.7 lần so với các cựu quân nhân chưa từng chịu ảnh hưởng hóa chất.
6)Ung thư bạch cầu dòng Lympho dạng mãn tính (CLL):
Tháng 1 năm 2003, một thông cáo báo chí từ Viện Y khoa Mỹ cho biết sau khi duyệt xét qua 6 công trình nghiên cứu về ảnh hưởng Dioxins, các nhà khoa học tuyên bố rằng họ có đủ bằng chứng để kết luận rằng Dioxins là một yếu tố gấy ra chứng ung thư bạch cầu mảng tính, mà trước đây người ta còn nghi ngờ.
7)ung thư hệ thông tiêu hóa:
Một nghiên cứu trong các cựu chiến binh miền Bắc Việt Nam, cho thấy những người từng chịu ảnh hưởng chất độc màu da cam trong thời chiến thì họ có tỉ lệ ung thư cao hơn trung bình.
8)Ung thư tuyến tiền liệt:
Nghiên cứu ở Úc cho thấy khi tiếp xúc với chất độc màu da cam có khả năng là tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
9)Bệnh đái tháo đường cấp II :
Có nhiều nhà nghiên cứu chứng rỏ, nồng độ Dioxins là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng Insulin trong cơ thể người, đó là của Michaiek và Longecker, cranmer và đồng nghiệp, Berttazi ...v..v.. Qua thí nghiệm cho thấy nồng độ Dioxins cao có liên quan tới sự gia tăng hàm lượng đường trong cơ thể và thời gian phát bệnh tiểu đường bị rút ngắn hơn trong số những người bị bệnh tiểu đường. Trong nghiên cứu của Berttazi và đòng nghiệp ở vùng phụ cận ở Seveco, sau vụ nổ nhà máy sản xuất 2,4,5-trichlorophenol năm 1976 làm cho dân chúng lân cận nhiểm Dioxins thì tỉ lệ tử vong do bệnh tiểu đường gây ra có xu hướng tăng lên theo chiều nồng độ Dioxins của mổi vùng, đậc biệt là nử giới.
Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2008
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)